Hỏi đáp về sốt rét và phòng chống bệnh sốt rét
1. Làm thế nào để diệt muỗi truyền bệnh sốt rét ?
Có rất nhiều phương pháp diệt muỗi sốt rét, xin giới thiệu sau đây một số phương pháp diệt muỗi đơn giản:
- Thực hiện ăn sạch, ở sạch ngăn nắp để hạn chế muỗi trú ẩn trong nhà.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường, phát quang cây cỏ quanh nhà (từ 50 - 100m) để tránh nơi muỗi trú đậu rình mồi vào nhà đốt máu người.
- Xua muỗi bằng biện pháp dùng hương xua muỗi, đốt lá cây xông khói, dùng kem xua muỗi vào buổi tối.
- Dùng hóa chất diệt muỗi sốt rét phun trên tường để diệt muỗi.
- Ngủ trong màn tẩm hóa chất diệt muỗi sốt rét để xua và diệt muỗi.
|
Ngủ màn thường xuyên là để phòng muỗi đốt. |
2. Phun hoá chất diệt muỗi sốt rét có lợi gì ?
Phun hóa chất diệt muỗi sốt rét lên tường vách có lợi là diệt được muỗi sốt rét khỏi truyền bệnh sốt rét cho người. Muốn diệt được muỗi sốt rét tốt phun hóa chất diệt muỗi sốt rét phải phun đúng nơi, đủ liều lượng, thuốc trải đều trên mặt tường theo hướng dẫn của chuyên môn. Sau khi phun không nên tẩy xóa và cần bảo quản thuốc trên tường.
Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ theo hướng dẫn của cán bộ y tế để phun thuốc diệt muỗi cho những nơi có dịch sốt rét. |
3. Nằm màn tẩm hoá chất diệt muỗi sốt rét để phòng chống muỗi đốt có tốt không ?
|
Ngủ màn thường xuyên, tốt hơn cả là ngủ màn đã tẩm thuốc xua diệt muỗi |
4. Hóa chất diệt muỗi sốt rét tẩm màn có tác dụng gì đối với muỗi và người ?
Hoá chất diệt muỗi sốt rét là một chất được chiết xuất từ hoa cúc, nó có khả năng diệt muỗi tốt, nhưng không độc hại, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người.
5. Dùng màn tẩm hóa chất diệt muỗi sốt rét có lợi gì ?
Dùng màn tẩm hóa chất diệt muỗi sốt rét có những lợi ích sau:
- Biện pháp này đơn giản, chống muỗi đốt bảo vệ cá nhân cao.
- Màn này tránh muỗi đốt giúp cho con người có giấc ngủ thoảI mái - Với màn này làm giảm được tỷ lệ muỗi đốt ngay cả khi màn đã bị rách.
6. Trước khi đem màn đến tẩm hóa chất người dân phải làm gì ?
Nhân dân cần giặt màn sạch sẽ và phơi khô trước khi mang màn tới tẩm. Tất cả các loại màn như: Tuyn, nylon, sợi bông, màn dân tộc đều tẩm được kể cả màn thủng nhỏ.
7. Sử dụng màn tẩm như thế nào để có hiệu quả diệt muỗi tốt ?
Màn đã tẩm hóa chất diệt muỗi sốt rét nên được phơi khô trong bóng mát, không được phơi ngoài nắng. Khi ngủ dậy nên gấp màn bỏ vào túi nylon. Sau 6 - 7 tháng mới được giặt. Vì nếu phơi màn đã tẩm hóa chất diệt muỗi sốt rét ngoài nắng hay giặt thì hóa chất này sẽ bay hết nên không còn tác dụng diệt và xua muỗi nữa.
Ngoài ra màn tẩm hóa chất diệt muỗi sốt rét còn có thể diệt được một số côn trùng gây bệnh như rệp, chấy, rận, gián...
Màn đã tẩm thuốc xua diệt muỗi phải được phơi trong bóng mát hoặc trải trên giường cho đến lúc khô |
8. Làm thế nào để phòng chống bệnh sốt rét ?
Bệnh sốt rét là do muỗi đốt truyền ký sinh trùng sốt rét từ người bệnh sang người lành. Vậy muốn phòng chống bệnh sốt rét người lành phải nằm màn để chống muỗi đốt và màn này cần được tẩm hóa chất diệt muỗi sốt rét. Bên cạnh việc nằm màn người ta có thể hun khói ban đêm để chống muỗi vào nhà đốt người, phát quang các cây cỏ, bụi rậm quanh nhà để muỗi sốt rét không có nơi trú ẩn, phải tích cực ủng hộ việc phun các hóa chất khác lên tường vách để diệt muỗi. Ngoài việc diệt muỗi cần phải thường xuyên đến cơ sở y tế lấy lam máu xét nghiệm để phát hiện ký sinh trùng sốt rét và điều trị kịp thời.
Mang theo màn để mắc khi ngủ lại ở nương rẫy |
9. Làm cách nào để mọi người hiểu và tự nguyện tham gia công tác phòng chống bệnh sốt rét ?
Muốn mọi người hiểu và tự nguyện tham gia công tác phòng chống bệnh sốt rét điều cần thiết là phải tiến hành truyền thông giáo dục phòng chống sốt rét cho cộng đồng.
Dưới đây là nội dung TTGD - PCSR cho cộng đồng :
1. Nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét?
- Do muỗi đốt truyền ký sinh trùng sốt rét từ người bệnh sang người lành.
- Không phải do ma thiêng nước độc.
2. Tác hại của bệnh sốt rét?
- Hại đến sức khỏe, nguy hiểm đến tính mạng.
- Ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội.
3. Triệu chứng của bệnh sốt rét?
- Cơn sốt rét điển hình: rét run, nóng, toát mồ hôi.
- Cơn sốt rét không điền hình: người thấy ơn ớn, gai gai rét, mệt mỏi, nhức đầu, ngáp vặt.
4. Khi mắc bệnh sốt rét phải làm gì?
- Đến cơ sở y tế khám, lấy lam máu xét nghiệm và điều trị kịp thời.
- Không nên cúng bái tốn tiền bạc vô ích.
5. Muốn phòng chống bệnh sốt rét phải làm gì?
- Chống muỗi đốt :
+ Ngủ trong màn ở nhà và mang màn theo cả khi đi vào rừng rẫy.
+ Tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi.
+ Mặc quần áo dài tay ban đêm.
+ Phun hóa chất diệt muỗi.
+ Hun khói phòng chống muỗi đốt ban đêm.
- Diệt nơi muỗi đẻ và trú ẩn:
+ Phát quang bụi rậm quanh nhà.
+ Lấp vũng nước đọng.
+ Sắp xếp đồ đạc trong nhà gọn gàng.
Vệ sinh môi trường xung quang chỗ ở, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm quanh nhà.
|
10. Làm cách nào để có thể truyền thông giáo dục sức khỏe PCSR đến mọi người trong cộng đồng ?
Để mọi người hiểu nguyên nhân, tác hại và cách phòng chống bệnh sốt rét tùy theo địa phương có thể áp dụng các biện pháp truyền thông giáo dục phòng chống sốt rét sau đây:
- Cán bộ y tế giải thích cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.
- Cán bộ y tế và Truyền thông viên tổ chức: Viết bài cho Đài phát thanh, triển lãm tranh phòng chống sốt rét, chiếu Video PCSR, họp dân nói chuyện PCSR, dùng băng hình, băng tiếng tuyên truyền PCSR ... bằng tiếng Kinh và tiếng dân tộc của từng địa phương.
- Cần phối hợp với chính quyền, các tổ chức: Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên, giáo viên miền núi ... tham gia truyền thông giáo dục phòng chống sốt rét ở các địa phương.
|
|
Cán bộ y tế thôn bản và các tuyên truyền viên thường xuyên đến nhà những người có sốt tuyên truyền, giải thích cách phòng chống bệnh sốt rét |
CDC Quảng Ninh: cung cấp dịch vụ phun diệt côn trùng an toàn, hiệu quả
Côn trùng là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái, tuy nhiên có không ít loại côn trùng có thể gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh những loại côn trùng chỉ làm tổn thương như: Dị ứng, mẩn ngứa, đau,…còn có một số loài côn trùng truyền bệnh nguy hiểm hiện đang là hiểm họa cho loài người, đặc biệt ở các nước thuộc vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, những nước đang phát triển. Việc phun diệt côn trùng cũng đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
Ngày 16/2/2025, Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai xác nhận một trường lên cơn dại và tử vong sau khi bị chó cắn từ…2 năm trước. Thông tin này khiến không ít người dân hoang mang vì khoảng thời gian từ khi bị chó cắn đến khi phát bệnh dài tới 2 năm. Tuy nhiên, về mặt y khoa cũng như thực tiễn, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025