Hỏi đáp về thể chất dễ bị dị ứng
Đặc điểm của thể chất dễ bị dị ứng là gì?
Các triệu chứng thường gặp: Mắt đỏ, ngứa mũi, tắc mũi hoặc chảy nước mũi, hắt xì. Thường xuyên bị ngứa ngoài da, trên da thường xuất hiện những nốt mẩn đỏ tía; vừa chạm vào da đã đỏ lựng, và xuất hiện vết hằn.
Với trẻ con, khi khóc quầng mắt đỏ, với người lớn, khi khóc quầng mắt màu xanh. Không thể hoạt động mạnh, thậm chí cười lớn cũng dễ gây thở dốc, đi bộ lên xuống cầu thang khó khăn.
Nếu bạn có 4-5 triệu chứng trong các triệu chứng trên, về cơ bản có thể khẳng định bạn là người có thể chất dễ bị dị ứng.
Các nguồn gây dị ứng thường gặp là gì?
- Qua đường hô hấp: phấn hoa, bụi, khói thuốc, mùi xăng dầu, khí than, khí thải ôtô…
- Qua đường ăn uống: các loại hải sản, sữa tươi, trứng gà, tỏi…
- Qua đường tiếp xúc: không khí lạnh, tia tử ngoại, tia bức xạ, đồ mỹ phẩm, đồ trang sức, vi khuẩn, nấm mốc…
- Qua đường tiêm: một số loại thuốc, huyết thanh…
- Tự bản thân tạo nên: áp lực công việc, tâm trạng không tốt, bị bỏng…đều có thể gây ảnh hưởng làm thay đổi khả năng tự bảo vệ của cơ thể.
Thể chất dễ bị dị ứng nên chú ý gì khi ăn uống?
Cần tránh xa các nguồn thực phẩm dễ gây dị ứng, ăn nhiều các thực phẩm có tác dụng ích khí, làm mát máu, tiêu phong, bổ phổi và thận. Ngoài ra, nên có chế độ ăn uống cân bằng, thanh đạm, hợp lý. Hạn chế các loại thực phẩm có tính chất cay nóng như rượu, trà đặc, ớt, cà phê, tôm, cua, thịt bò, thịt ngan….
Các thực phẩm tính nhiệt hoặc dễ gây phản ứng dị ứng như sầu riêng, xoài, long nhãn, vải, đào, nho, chuối tiêu, dâu tây… cũng nên ít dùng. Nên ăn nhiều các thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt giải độc như đậu xanh, bí đao, hạt sen…
Có hơn 160 loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị bạn nên nhớ kỹ 8 loại thực phẩm gây dị ứng thường gặp là: lạc, đậu nành, sữa tươi, trứng gà, các loại cá, các loại hạt khô, tiểu mạch và các loại động vật có vỏ cứng.
Ngoài việc ăn uống, người có thể chất dễ bị dị ứng còn cần chú ý những gì?
Người có thể chất dễ bị dị ứng cũng cần chú ý đến việc điều hoà tâm trạng. Nếu muốn thân thể khoẻ mạnh, tâm trạng cần phải ổn định. Do đó, cần chú ý tu tâm dưỡng tính, tránh không để tâm trạng bị căng thẳng, khó chịu. Tâm trạng không cân bằng dễ gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ nội tiết, làm suy giảm hệ miễn dịch, từ đó gây ra các loại bệnh tật.
Thể chất dễ bị dị ứng có cần kiêng kị gì trong cuộc sống hàng ngày?
Thể chất này cần rèn thói quen sinh hoạt điều độ, ngủ nghỉ đúng giờ, ngày đủ 3 bữa, giữ tâm trạng không căng thẳng, cơ thể không quá mệt mỏi.
Khi vận động, thể chất dễ bị dị ứng cần chú ý điều gì?
Thể chất này phù hợp với các loại hình vận động như bơi, chạy chậm, thái cực quyền, chơi cờ, tập yoga, đi du lịch…. Trong quá trình rèn luyện, nên tránh ra mồ hôi ở chỗ có nhiều gió, để tránh kích thích cơ thể phát chứng dị ứng. Cần chú ý hít thở đều. Đặc biệt lưu ý người bị hen suyễn dị ứng không được vận động mạnh.
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Tổ chức thành công diễn tập phòng chống bệnh Dại tại huyện Bình Liêu
Ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức chương trình diễn tập Phối hợp liên ngành trong điều tra, xử lí ổ dịch dại trên người và động vật tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh
Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 14.287 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi trong đó 04 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi, so với cùng kỳ năm 2023 số mắc cao hơn 42 lần. Tại Quảng Ninh từ đầu năm đến nay ghi nhận 04 trường hợp mắc sởi trong đó tại Đầm Hà (02 ca), Hải Hà (01 ca), Hạ Long (01 ca).
Bệnh liên cầu lợn
Bệnh liên cầu lợn thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh. Tỷ lệ tử vong có thể đạt đến 7%.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh