Hội nghị tăng cường công tác phòng chống dịch và tiêm chủng các tỉnh miền núi phía Bắc
Tham dự và chủ trì Hội nghị có GS.TS. Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế. Các đại biểu tham dự Hội nghị có: Đại diện Vụ, Cục, Viện trung ương thuộc Bộ Y tế; Đại diện Cục Quân y – Bộ Quốc phòng; Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng; Đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh; Lãnh đạo Sở Y tế; Trung tâm Y tế dự phòng và các cán bộ chuyên trách Tiêm chủng mở rộng của 11 tỉnh miền Bắc.
Phát biểu khai mạc, bà Hoàng Thị Hạnh – Phó trưởng ban Tây Bắc khẳng định sự gắn bó chặt chẽ giữa Bộ Y tế & Ban chỉ đạo Tây Bắc trong suốt thời gian qua, tiêu biểu là hai bên đã ký nội dung phối hợp về y tế dự phòng và tiêm chủng.
Bà Lê Kim Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang thay mặt chính quyền và nhân dân Tuyên Quang cám ơn sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là Bộ Y tế trong nỗ lực chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhờ sự chỉ đạo sát sao và hỗ trợ cần thiết của Bộ Y tế, tỉnh Tuyên Quang đã có 100% xã, phường, thị trấn đạt chỉ tiêu về tiêm chủng.
Tuy nhiên, theo Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng ThS. Đặng Quang Tấn, tình hình dịch bệnh các tỉnh miền núi phía Bắc còn có nhiều biến động, phức tạp, khó kiểm soát. Nguyên nhân chủ yếu là do: Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân còn chưa tốt; Hủ tục nặng nề cản trở công tác phòng, chống dịch bệnh; Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn,…
Ông Dương Chí Nam – Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế cũng cho biết thực trạng hệ thống nhà tiêu không đảm bảo và thói quen giữ vệ sinh của người dân còn yếu - Các giải pháp tăng cường công tác vệ sinh môi trường ở các tỉnh miền núi phía bắc. Thực trạng: hệ thống nhà tiêu không đảm bảo, nhận thức người dân chưa cao, chất lượng nước thấp,…
Bên cạnh đó, các tỉnh Tây Bắc còn phải đối mặt với tỷ lệ suy dinh dưỡng cao, thiếu sắt, thiếu kẽm, thiếu các vi chất thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày để đảm bảo sức khỏe. Bà Lê Bạch Mai – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết: Sau 10 năm, thiếu máu ở trẻ em Việt Nam không hề được cải thiện. Sau 20 năm, cứ 1 năm 2 lần ngành y tế nỗ lực bổ sung vitamin A cho trẻ, tỷ lệ thiếu vitamin A từ 14,2% chỉ giảm xuống đến 13%.
Trước những thách thức lớn về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân vùng Tây Bắc, các Vụ, Cục, Viện ngành y tế đi đến thống nhất đề xuất các giải pháp cải thiện trong Hội nghị, bao gồm:
1. Bộ Y tế và Ban chỉ đạo Tây Bắc tiếp tục phối hợp trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai công tác phòng chống dịch; Tham mưu với Chính phủ về cơ chế, chính sách cùng các giải pháp, chính sách cho các cán bộ y tế vùng núi.
2. Tăng cường sự phối hợp liên ngành, sự phối hợp quân dân y, sự phối hợp giữa các cơ quan thú y và đơn vị liên quan từ cấp Trung ương đến địa phương để phòng chống dịch, bệnh và ngăn chặn buôn lậu gia cầm qua biên giới.
3. Rà soát, quản lý đối tượng thuộc diện tiêm chủng tại các địa điểm khó khăn, xóa “vùng trắng” về tiêm chủng; Nâng cao năng lực quản lý và triển khai phần mềm báo cáo tiêm chủng.
4. Giải quyết vấn đề nước sạch, tăng tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh, nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân, đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho người dân.
5. Tăng cường triển khai các chương trình dinh dưỡng
6. Về công tác giám sát, tăng cường giám sát dịch bệnh tại địa phương, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc sinh sống; Tăng cường giám sát khu vực cửa khẩu, cư dân biên giới và báo cáo kịp thời các ổ dịch; Duy trì đội chống dịch, đội cấp cứu lưu động ở các tuyến, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ; Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, thiếu cán bộ y tế, Bộ Y tế sẽ cử cán bộ tăng cường hỗ trợ tuyến dưới, phối hợp quân dân y.
7. Các Vụ, Cục, Viện, Bệnh viện tổ chức đào tạo thường xuyên, liên tục cho cán bộ y tế tuyến dưới về công tác giám sát, xử lý ổ dịch, điều trị bệnh truyền nhiễm bao gồm cả các bệnh có vắc xin phòng bệnh.
8. Về công tác truyền thông, Bộ Y tế sẽ cập nhật các khuyến cáo phòng chống dịch, lợi ích của tiêm chủng, phối hợp với các cơ quan báo chí để cung cấp mọi thông tin cần thiết đến với mỗi người dân; Tập trung thay đổi hành vi. nâng ca nhận thức và ý thức chủ động vệ sinh, phòng chống dịch của cộng đồng.
Kết luận tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đánh giá cao sự nỗ lực của các tỉnh Tây Bắc đã có các thành tựu đáng kể trong việc phòng chống dịch, vệ sinh phòng dịch, chống suy dinh dưỡng dù bối cảnh còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Theo Thứ trưởng, vùng Tây Bắc là nơi phức tạp, dịch bệnh với đường biên giới dài, dễ dẫn đến nguy cơ xâm nhập dịch bệnh lớn, ý thức của người dân còn chưa cao, điều kiện sống còn nhiều khó khăn. Cần phải làm sao để toàn bộ khu vực phía bắc trở thành “lá chắn” ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập từ các quốc gia. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh quan trọng nhất là nâng cao ý thức người dân để chủ động phòng, chống dịch. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, và cần có sự quyết liệt, đồng lòng của chính quyền địa phương.
Trong Hội nghị, Đại diện công ty Vinamilk đã chia sẻ về mục tiêu chương trình Sữa học đường nhằm góp phần công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em Việt Nam. Trong chương trình lần này, Vinamilk trao tặng 14 tỉ đồng cho học sinh của 14 tỉnh khó khăn ở Việt Nam gồm Tuyên Quang, Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng, Kon Tum, Hòa Bình, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Yên Bái, Gia Lai và Ninh Thuận.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
- Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
- ẤN TƯỢNG CDC QUẢNG NINH TẠI HỘI DIỄN NGHỆ THUẬT QUẦN CHÚNG NGÀNH Y TẾ NĂM 2025
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giành Giải Ba toàn đoàn tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
- Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
- Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)