4/11/2019 | 8:41:04 AM

hời tiết giao mùa - Phòng ngừa bệnh cúm

Giao mùa độ ẩm trong không khí cao, thời tiết thường thay đổi đột ngột. Đây là thời điểm cho các loại virus, vi khuẩn gây bệnh cho người, đặc biệt là bệnh cúm.
Hình minh họa.
Hình minh họa.

Theo các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Medlatec, cúm mùa là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân, lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp. Tác nhân gây bệnh là 3 type virus cúm A, B, C. Gây bệnh phổ biến trên người với tỷ lệ tử vong cao là virus cúm type A và B.

Tại Việt Nam, các virus gây bệnh cúm thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Đa số trường hợp bệnh chỉ khu trú ở đường hô hấp trên với tiến triển lành tính, nhưng có thể gây tử vong khi có biến chứng. Bệnh cúm thường gây nên những vụ dịch nhỏ và thậm chí là đại dịch.

Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh cúm. Tuy nhiên, trẻ em, người già, người đang mắc các bệnh mãn tính, suy giảm miễn dịch thường dễ nhiễm hơn những người khác.

Nguyên nhân nào gây bệnh cúm?

Nguyên nhân của bệnh cúm là do virus cúm (Influenza virus), virus này liên tục biến thể với các chủng mới xuất hiện thường xuyên.

Virus cúm có khả năng lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, ho hay hắt hơi. Tỷ lệ lây lan mạnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ...

Thời kỳ lây bệnh khoảng 1 - 2 ngày trước khi khởi phát và 3 - 5 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng. Thời gian ủ bệnh của virus cúm ngắn, thường từ 1 - 5 ngày, trung bình là 2 ngày.

Sau 2 ngày khi tiếp xúc với virus cúm, những triệu chứng ban đầu của cúm thường là xuất hiện những cơn sốt, có cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, chóng mặt, ăn không ngon, mệt mỏi, ho, đau họng, chảy nước mũi…

Những tác hại của bệnh cúm

Thông thường bệnh cúm diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2 - 7 ngày. Tuy nhiên, tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não có thể dẫn đến tử vong.

Đối với phụ nữ mang thai, nhiễm virus cúm sẽ ảnh hưởng tới thai nhi nặng nề, có thể gây sảy thai, thai nhi dị dạng nên bà bầu cần đi khám sớm, tốt nhất chủ động tiêm phòng cúm.

Các cách phòng chống cúm mùa

- Người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, không dùng chung những đồ dùng sinh hoạt như chén, bát, thìa, dĩa, khăn mặt với mọi người trong gia đình.

- Phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nghi nhiễm cúm.

- Tăng cường rửa tay.

- Vệ sinh hô hấp khi ho khạc.

- Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.

- Tiêm phòng vaccine cúm.

Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo tiêm vaccine cúm là cách tốt nhất để phòng bệnh, cụ thể:

- Phụ nữ mang thai (có thể tiêm vaccine ngừa cúm bất kì thời điểm nào, trước hoặc trong thai kì).

- Trẻ em từ 6 - 9 tuổi.

Vaccine ngừa cúm giúp phát triển các kháng thể trong cơ thể người khoảng 2 tuần sau khi tiêm. Các kháng thể này sẽ bảo vệ cơ thể chống lại các virus cúm.

Các chuyên gia khuyến cáo: Chủng virus biến đổi liên tục nên dù từng tiêm một vài lần cũng không bảo đảm giá trị phòng bệnh suốt đời. Chính vì vậy, người lớn và trẻ em cần tiêm vaccine ngừa cúm hàng năm.

Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814