Quảng Ninh tổ chức Lễ mít tinh, diễu hành hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024
Về phía ngành Y tế có đồng chí Nguyễn Minh Tuấn – Phó Giám đốc Sở Y tế, lãnh đạo một số phòng chức năng thuộc Sở Y tế; đại diện lãnh đạo và cán bộ chuyên trách về HIV/AIDS tại bệnh viện, trung tâm Y tế trên địa bàn tỉnh; lãnh đạo và cán bộ nhân viên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ngoài ra tham dự buổi lễ còn có các Tổ chức, dự án hỗ trợ, triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, các CBO hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Các đại biểu tham dự buổi lễ
Kể từ khi người nhiễm HIV được phát hiện lần đầu tiên tại nước ta vào năm 1990, đến năm 2024 Việt Nam đã 34 năm chính thức ứng phó với dịch HIV/AIDS. Với những kết quả đã đạt được Việt Nam đã kiểm soát tốt đại dịch HIV. Mười năm năm liền, Việt Nam đã chặn đà gia tăng của đại dịch, khống chế dịch trên cả 3 tiêu chí: Giảm số người nhiễm mới HIV, giảm số người tử vong do AIDS và giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS Việt Nam đã tiếp tục kiểm soát được tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư ở mức dưới 0,3%. Việt Nam đã và đang triển khai toàn diện, có hiệu quả các dịch vụ can thiệp dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV. Việt Nam đã là một trong ít nước có chất lượng điều trị cho người nhiễm HIV đứng hàng đầu thế giới thông qua việc kiểm soát được tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện với tỷ lệ rất cao để giúp cho người nhiễm HIV sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.
Quảng cảnh hội trường diễn ra lễ mít tinh
Tại Quảng Ninh, từ người nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào năm 1994, đến nay toàn tỉnh đang quản lý 5.796 người, trong đó có 5.155 người nhiễm HIV đang được điều trị thuốc kháng vi rút HIV (ARV) tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh. Lũy tích số người nhiễm HIV/AIDS đã tử vong là 5.960 người.
Trong suốt 30 năm qua, với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, sự phối hợp trong thành viên Lãnh đạo các Sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ đạo 138/QN, sự vào cuộc tích cực của Lãnh đạo UBND/BCĐ 138 các địa phương, sự cố gắng của ngành y tế với nhiều giải pháp tích cực về xã hội, về chuyên môn kỹ thuật y tế trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS như: Các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV được triển khai rộng rãi như cung cấp bơm kim tiêm sạch, bao cao su, chất bôi trơn miễn phí; Truyền thông thay đổi hành vi, giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với HIV/AIDS; Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình xét nghiệm phát hiện HIV tại các cơ sở y tế, tại cộng đồng. Mở rộng, nâng cao, và đảm bảo chất lượng điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP), điều trị kháng vi rút HIV (ARV); Triển khai khám, điều trị HIV/AIDS qua bảo hiểm y tế tại các cơ sở y tế công lập. Nhờ đó, nhận thức của người dân về phòng, chống HIV/AIDS ngày càng được nâng cao, tình hình dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh từng bước được kiểm soát, số người nhiễm HIV mới, số trường hợp chuyển sang AIDS và tử vong liên quan đến HIV/AIDS hàng năm liên tục giảm. Kết quả thực hiện Mục tiêu “95 – 95 – 95” của Chính phủ vào năm 2030 (nghĩa là 95% tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng HIV của mình; 95% tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình được điều trị thuốc kháng vi rút HIV; 95% tỷ lệ người được điều trị thuốc kháng vi rút HIV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế), Quảng Ninh đã đạt được “89 – 89 – 99”.
Tuy nhiên, dịch HIV/AIDS đang có diễn biến phức tạp ở một số tỉnh, thành; trong số ca nhiễm HIV mới, có đến gần 70% tập trung ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh và có đến gần 40% số nhiễm HIV mới ở lứa tuổi 15 – 25, xuất hiện trong nhóm người trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường. Ngoài ra, xu hướng lây nhiễm ở các tỉnh không phải trọng điểm cũng bắt đầu gia tăng, kèm theo các hành vi nguy cơ phức tạp như sử dụng ma túy tổng hợp, “chemsex” và quan hệ tình dục tập thể. Điều này không chỉ làm lây nhiễm HIV mà còn lây truyền các bệnh qua đường tình dục, viêm gan B, C… Vì vậy, HIV/AIDS vẫn đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan tâm với tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, trong bối cảnh nguồn lực quốc tế tài trợ cắt giảm tiến tới ngừng tài trợ thì việc giữ vững thành quả phòng, chống HIV/AIDS đã đạt được trong thời gian qua, cũng như hoàn thành Mục tiêu “95 – 95 – 95” vào trước năm 2030 hướng tới kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030 là một khó khăn, thách thức rất lớn.
Trước những khó khăn, thách thức này, tỉnh Quảng Ninh đã luôn xác định công tác phòng, chống HIV/AIDS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương; đồng thời, thực hiện cam kết của các cấp chính quyền qua việc đầu tư ngân sách ngày càng nhiều hơn cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Trên cơ sở xác định nhu cầu hoạt động thiết yếu và khả năng đáp ứng của tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch số 236/KH-UBND, ngày 21/9/2023 về thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và phân cấp, phân quyền về các hoạt động tài chính đảm bảo cho đầu tư các nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS thông qua đầu tư công, dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực Y tế – Dân số phù hợp với diễn biến tình hình dịch HIV/AIDS.
Đồng chí Đỗ Mạnh Dũng – Phó Bí thư Đoàn thanh niên, Bệnh viện Y, Dược cổ truyền, đại diện cho thế hệ thanh niên phát biểu tại buổi lễ
Phát biểu tại buổi mít tinh, đồng chí Nguyễn Minh Tuấn – Phó Giám đốc Sở Y tế nhấn mạnh: “HIV/AIDS vẫn đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan tâm với tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, trong bối cảnh nguồn lực quốc tế tài trợ cắt giảm tiến tới ngừng tài trợ thì việc giữ vững thành quả phòng, chống HIV/AIDS đã đạt được trong thời gian qua, cũng như hoàn thành mục tiêu “95 – 95 – 95” vào trước năm 2030 hướng tới kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030 là một khó khăn, thách thức rất lớn”. Hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (01/12) năm 2024 với chủ đề “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS – Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”, thay mặt ngành Y tế, đồng chí kêu gọi sự tham gia tích cực hơn nữa của các cấp lãnh đạo trong việc chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện các cam kết hành động phòng, chống HIV/AIDS; xây dựng được ý thức phòng, chống HIV/AIDS của cả cộng đồng. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh khuyến khích các sáng tạo, sáng kiến, cải tiến mới trong việc tiếp cận đối tượng nguy cơ cao, đa dạng hóa các hình thức tư vấn xét nghiệm HIV, duy trì hệ thống điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP), điều trị kháng vi rút HIV (ARV) chất lượng, hiệu quả.
Đồng chí Nguyễn Minh Tuấn- PGĐ Sở Y tế phát biểu tại Lễ phát động
Tại Lễ mít tinh, hoạt truyền thông về công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV/AIDS được giới thiệu, tuyên truyền đến khách mời và các sinh viên tham dự thông qua tờ rơi, bài phát thanh, phóng sự, tư vấn trực tiếp.
Hoạt động tuyên truyền về công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS
Sau lễ mít tinh, cán bộ, đoàn viên, thanh niên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và sinh viên trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh đã diễu hành tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024 và Ngày thế giới phòng, chống bệnh AIDS (1/12) tại các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố Hạ Long.
Cán bộ CDC Quảng Ninh và sinh viên trưởng Cao đẳng Y tế Quảng Ninh diễu hành hưởng ứng tháng hành động
Hoàng Yến, Tuấn Anh, Công Sơn – CDC Quảng Ninh
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
Hiện nay, Miền Bắc đang vào mùa Đông Xuân. Đặc biệt vào 2,3 ngày nay, nhiệt độ xuống rất thấp. Thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển. Chúng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi hít thở, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi, mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, sử dụng corticoid kéo dài), sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh.
Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế. Trong đó, Bộ đề xuất quy định về cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Khoa TTGDSK (CDC Quảng Ninh) giành 2 Giải Báo chí toàn quốc ‘Vì sức khỏe nhân dân’ lần thứ II năm 2024
Ngày 9/1/2025, tại Thành phố Hà Nội diễn ra Lễ tổng kết và trao Giải Báo chí toàn quốc “Vì Sức khỏe nhân dân” lần thứ II năm 2024 do Bộ Y tế phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. 59 tác phẩm báo chí xuất sắc trên tổng số 600 tác phẩm báo chí của hơn 1000 nhà báo, phóng viên, tác giả trên cả nước đã được vinh danh và trao giải. Trong đó, Khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe (CDC Quảng Ninh) vinh dự được trao 01 giải Nhì (thể loại phát thanh) và 01 giải Ba (thể loại truyền hình).
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.