Hưởng ứng tuần lễ Glocom Thế giới năm 2025
Nhằm tăng cường nhận thức về bệnh Glôcôm, tăng cường hoạt động tư vấn kiến thức cộng đồng về cách phòng tránh và điều trị bệnh này, Hiệp hội Glôcôm thế giới (World Glaucoma Association) đã tổ chức “Tuần lễ Glôcôm thế giới”. Năm 2025, tuần lễ sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 9 – 15/03/2025. Đây là một sự kiện quốc tế được tổ chức hàng năm nhằm tăng cường nhận thức về bệnh Glôcôm, tăng cường hoạt động tư vấn và kiến thức cộng đồng về cách phòng tránh và điều trị bệnh này với thông điệp “Đoàn kết để thế giới hết bệnh Glôcôm” nhằm mục đích cảnh báo mọi người nên khám chuyên khoa mắt và thần kinh thị giác thường xuyên để phát hiện bệnh Glôcôm càng sớm càng tốt để để được điều trị thành công và kịp thời giúp bảo vệ thị lực cho đôi mắt của bạn và giảm nguy cơ mù lòa về sau.
Glôcôm là bệnh lý tổn thương tiến triển của đầu dây thần kinh thị giác gây mất thị lực, đồng thời những tổn thương này không có khả năng phục hồi và có thể gây mù lòa vĩnh viễn. Tuy nhiên, đối với nhiều bệnh nhân, việc điều trị sớm ở giai đoạn đầu có thể ngăn chặn được tổn thương. Điều đó có nghĩa là chẩn đoán càng sớm thì càng có nhiều cơ hội cứu được thị lực và người đó càng ít có khả năng bị mù.
Tuần lễ Glôcôm Thế giới năm 2025 với khẩu hiệu “Đoàn kết để thế giới hết bệnh Glôcôm”
Nguyên nhân gây bệnh Glôcôm
Bên trong mắt chúng ta chứa một loại dung dịch trong suốt giống nước gọi là thủy dịch được tiết ra và thoát lưu liên tục. Thủy dịch giúp nuôi dưỡng mắt, duy trì hình dạng của cầu mắt cũng như tạo ra một áp lực tác động lên thành nhãn cầu được gọi là nhãn áp. Nhãn áp của người bình thường dao động từ 11 đến 21 mmHg và nếu nhãn áp cao hơn mức tiêu chuẩn này được gọi là “tăng nhãn áp”. Nhãn áp được xác định là mối đe dọa tiềm ẩn hàng đầu gây tổn hại tiến triển của đầu dây thần kinh thị giác, gây mất thị lực. Những tổn thương này nếu không được điều trị kịp thời sẽ không có khả năng hồi phục và gây mù lòa vĩnh viễn cho bệnh nhân Glôcôm.
Nguyên nhân gây bệnh Glôcôm
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều tiến triển thầm lặng và bệnh nhân thường không biết tình trạng mất dần thị lực cho đến khi thị lực suy giảm đáng kể. Lúc này, bệnh Glôcôm đã ở giai đoạn nặng, thị lực rất thấp, thị trường thu hẹp, nguy cơ mù lòa cao và việc điều trị sẽ chỉ giới hạn ở việc bảo tồn phần thị lực còn lại của bệnh nhân. Vì vậy việc phát hiện sớm bệnh Glôcôm, đặc biệt trong cộng đồng có ý nghĩa quyết định đến chức năng thị giác của bệnh nhân.
Dấu hiệu nhận biết bệnh Glôcôm
Có nhiều loại bệnh Glôcôm nhưng hai loại phổ biến nhất là:
Glôcôm góc-mở: Loại Glôcôm này chiếm phần lớn tỷ lệ glôcôm tại hầu hết các quốc gia, chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi nhưng cũng có thể xảy ra ở người trung niên. Bệnh Glôcôm tiến triển thầm lặng và thường không thể nhận biết qua nhiều tháng hoặc nhiều năm. Nhiều người không biết thị lực của mình đang kém đi vì thị lực trung tâm và thị lực gần vẫn còn tốt “tầm nhìn đường hầm”, trong khi thị lực ban đêm và thị lực ngoại biên đang giảm dần. Tình trạng này thường đáp ứng tốt với điều trị nhưng trong một số trường hợp thì cần phẫu thuật để dẫn lưu sự tắc nghẽn trong ống dẫn thủy dịch.
Glôcôm góc-đóng: Đây là loại Glôcôm phổ biến nhất ở Việt Nam, thường xảy ra với người trung niên và người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ do sự gia tăng đột ngột và nhanh chóng của áp suất trong mắt. Nếu không được điều trị ngay, thì trong một thời gian ngắn có thể dẫn đến tổn thương mắt vĩnh viễn. Glôcôm góc đóng thường có các triệu chứng rõ ràng như là đau mắt dữ dội, mờ mắt, đỏ mắt, xuất hiện quầng sáng xung quanh nguồn sáng và buồn nôn. Những triệu chứng này thường rất dễ nhầm lẫn với những cơn rối loạn tiền đình khiến bệnh nhân thường bỏ qua thăm khám mắt. Các thành viên trong gia đình của những người bị bệnh glôcôm sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn vì bệnh này thường liên quan đến yếu tố di truyền.
Cho đến nay, chưa có biện pháp nào có thể phòng bệnh Glôcôm. Vì vậy người dân 40 tuổi trở lên cần khám mắt định kỳ kết hợp theo dõi thường xuyên nhằm phòng ngừa, sớm phát hiện và điều trị thành công căn bệnh này. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh Glôcôm lưu ý cần khám mắt 6 tháng một lần để tầm soát căn bệnh nguy hiểm này.
“Tuần lễ Glôcôm thế giới” không chỉ là một sự kiện quốc tế, mà còn là cơ hội để chúng ta cùng nhau hành động, chung tay hưởng ứng và lan tỏa thông điệp về tầm quan trọng của việc phòng tránh và điều trị kịp thời bệnh Glôcôm. Hãy tham gia cùng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và lan tỏa thông điệp này để bảo vệ thị lực của bản thân và cộng đồng. “Đoàn kết để thế giới hết bệnh Glôcôm” không chỉ là khẩu hiệu, mà là hành động cụ thể để xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh và có tầm nhìn tốt.
Thanh Nga (CDC)
CDC giám sát công tác bảo vệ môi trường y tế năm 2025
Thực hiện theo sự chỉ đạo của Sở Y tế, trong tháng 04/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã tiến hành giám sát công tác bảo vệ môi trường y tế năm 2025 tại một số đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đoàn công tác do TS. Trương Hoàng Kiên – Phó Giám đốc Trung tâm làm Trường đoàn, cùng lãnh đạo, cán bộ Khoa Sức khỏe môi trường – Y tế trường học (CDC Quảng Ninh).
CDC Quảng Ninh thực hiện quan trắc môi trường lao động và xét nghiệm mẫu nước ăn
Trong 02 ngày 10-11/04/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện quan trắc môi trường lao động và xét nghiệm mẫu nước ăn tại Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả – Vinacomin.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
BỆNH ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP
Bệnh điếc nghề nghiệp là một trong những bệnh lý phổ biến nhưng lại ít được quan tâm đúng mức. Điều nguy hiểm là bệnh điếc nghề nghiệp thường tiến triển âm thầm, không có dấu hiệu rõ ràng ban đầu và khi phát hiện thì tổn thương thính giác có thể đã không thể hồi phục. Người mắc bệnh điếc nghề nghiệp không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống và hiệu suất lao động.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giám sát, hỗ trợ chuyên môn tại CDC Quảng Ninh
Ngày 3/4/2025, Đoàn công tác của Viên Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Viện VSDTTU) do PGS.TS Lê Thị Phương Mai – Trưởng khoa Y tế công cộng (Viện VSDTTU) làm trưởng đoàn đã tiến hành giám sát hoạt động chuyên môn và hỗ trợ kĩ thuật tại CDC Quảng Ninh.
CDC Quảng Ninh – Chất Lượng Hàng Đầu Trong Hoạt Động Quan Trắc Môi Trường
Trong bối cảnh môi trường đang ngày càng phải đối mặt với những tác động tiêu cực từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt và biến đổi khí hậu, việc quan trắc và giám sát chất lượng môi trường trở thành một nhiệm vụ hết sức cấp thiết.
CDC Quảng Ninh: Tập huấn xử trí lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh tại thành phố Cẩm Phả (IMCI)
Nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng thực hành cho đội ngũ cán bộ y tế, những người đóng vai trò then chốt trong công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh đã phối hợp với Bệnh viện Sản Nhi và Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả tổ chức khóa tập huấn chuyên sâu về “Xử trí lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh” (IMCI). Khóa tập huấn được thiết kế cho đội ngũ y, bác sĩ đang trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khám, điều trị và quản lý chương trình chăm sóc trẻ em tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố, bao gồm Trung tâm Y tế, bệnh viện và các Trạm y tế trên địa bàn thành phố.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
- Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới