13/8/2012 | 1:48:14 PM

Irritant hand dermatitis – Viêm da bàn tay do chất kích thích (Eczema)

Viêm da là gì?

Viêm da (eczema) là tình trạng sưng da làm cho da trở nên đỏ, đóng vảy và rất ngứa. Những người có da sậm màu thì da trở nên tím hay chỉ trở nên sậm màu hơn.

Viêm da xảy ra ở đâu?

Khi viêm da xảy ra ở bàn tay thì nó cũng có thể xuất hiện những mụn nước nhỏ dọc theo hai bên các ngón tay hoặc trong lòng bàn tay.

Bàn tay có thể trở nên khô và đau nhức vì lòng bàn tay và chung quanh các ngón tay bị nứt nẻ.

Nguyên nhân nào gây ra?

Việc thường xuyên rửa tay và lau tay, đồng thời tiếp xúc với xà phòng, các chất tẩy và những chất kích thích khác có thể làm cho bàn tay trở nên khó chịu. Nếu người nào đã bị viêm da thì người đó dễ bị viêm da bàn tay trong lúc này.

Đôi khi tình trạng dị ứng với hóa chất được sử dụng có thể là nguyên nhân gây ra viêm da bàn tay. Nhưng đa số các trường hợp viêm da bàn tay thường không phải do dị ứng.

Khi tinh thần sa sút, căng thẳng và mệt mỏi sẽ làm cho tình trạng viêm da tệ hại hơn.

Gãi có thể làm trầy xát bề mặt của da và làm cho tình trạng viêm da bị nhiễm trùng. Viêm da bàn tay có thể trở nên trầm trọng hơn trong mùa đông vì thời tiết lạnh làm cho độ ẩm xuống thấp và khiến cho da bị khô. Những chất khác làm cho da bị khô khi tiếp xúc như chất dung môi bao gồm cả nhựa thông (turpentine), dầu hỏa (kerosene), xăng dầu, hàng gia dụng, làm vườn và nấu ăn sẽ khiến cho tình trạng viêm da ở đôi bàn tay gặp trở ngại nhiều hơn.

Trị liệu bằng cách nào?

Phần quan trọng của việc điều trị viêm da bàn tay là tránh những việc làm kích thích da, như hạn chế việc rửa tay và tiếp xúc với xà phòng, các chất tẩy và chất dung môi hay các chất kích thích khác. Khi làm việc nặng, nên dùng loại bao tay PVC có lớp vải rất hữu ích. Khi làm việc nhẹ, nên mang bao vải dưới lớp bao tay cao su. Bao tay cao su có thể gây khó chịu cho da vì da tiết ra mồ hôi.

Nên tháo nhẫn trước khi rửa tay bằng xà phòng hay sau khi làm công việc nhà vì xà phòng, nước và những hóa chất khác có thể bị bám lại dưới vòng nhẫn. Lớp da dưới vòng nhẫn phải được lau thật khô. Khí amoniac trong tả ướt của em bé cũng có thể gây khó chịu. Nên dùng kẹp hay mang bao tay để cầm nắm tả lót nhằm tránh tiếp xúc trực tiếp với bàn tay. Ngay cả nước cũng có thể là chất kích thích làm trôi đi lớp dầu bảo vệ của da.

Các chất kem làm mềm da như kem sorbolene, kem bào chế với nước hay các loại kem dạng nhũ tương có thể được dùng thay cho xà bông. Trong ngày nên dùng các loại kem này thoa lên da thường xuyên, nhất là sau khi rửa tay. Khi tình trạng viêm da kích thích mạnh, bác sĩ có thể  cho dùng kem hay thuốc thoa cortisone để làm giảm sưng phù. Nếu bị nhiễm trùng, bác sĩ cũng có thể kê toa cho uống thuốc trụ sinh.

Khi tình trạng viêm da được kiềm chế, phải ngưng dùng kem cortisone. Muốn tránh tình trạng viêm da trở đi trở lại, nên thường xuyên dùng kem làm mềm da và tiếp tục tránh những chất kích thích da. Đôi khi, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán bệnh viêm da dị ứng bằng PATCH TEST xem bạn có bị dị ứng với một loại hóa chất nào không. Nếu dị ứng có xảy ra, thì điều quan trọng là phải tránh tiếp xúc với hóa chất đó.

NHỮNG ĐIỂM QUAN TRỌNG

• Nên nhớ rằng ngay cả nước cũng có thể là một chất kích thích

• Hạn chế việc rửa tay

• Tránh tiếp xúc trực tiếp với xà phòng, các loại chất tẩy, dầu gội đầu và những chất kích thích khác

• Dùng bao tay có lót lớp vải tốt hơn là dùng bao tay chỉ làm bằng cao su khi tiếp xúc với nước và những chất kích thích khác

• Thường xuyên dùng các loại kem làm mềm da có chứa sorbolen hay kem bào chế bằng nước hoặc thuốc thoa dạng nhũ tương.

• Dùng kem làm mềm da nhất là sau khi rửa tay

• Chỉ dùng kem hay thuốc thoa cortisone theo chỉ định của bác sĩ khi bị viêm da.

Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814