Kẽ hở khiến Covid-19 lây lan ở Mỹ
Mỹ ghi nhận 103 người nhiễm nCoV, 6 người tử vong. Hàng chục bệnh nhân ở một số bang có thể đã lây nhiễm virus trong cộng đồng (nhiễm nCoV mặc dù không đến vùng dịch, không tiếp xúc với người từng ra nước ngoài hoặc người đã được xác nhận nhiễm virus). Số ca nhiễm gia tăng không chỉ vì virus đang lan rộng mà còn vì các quan chức liên bang cho nhiều người làm xét nghiệm hơn.
![]() |
Bộ dụng cụ xét nghiệm từng được CDC phân phối. Ảnh: CDC. |
Lượng người được phát hiện dương tính với nCoV ngày càng nhiều đang đặt ra câu hỏi về cách xử lý ban đầu của giới chức: Tại sao không cho nhiều người xét nghiệm sớm hơn? Có bao nhiêu người đang mang mầm bệnh? Liệu có phải việc thiếu dụng cụ xét nghiệm đã tạo ra kẽ hở để nCoV có cơ hội lây lan ở Mỹ mà không bị kiềm chế không?
"Rõ ràng có vấn đề trong việc triển khai xét nghiệm", Thomas Frieden, cựu giám đốc CDC, nói. "Rất nhiều bác sĩ, bệnh nhân và sở y tế thất vọng".
Hồi đầu tháng hai, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch (CDC) đưa ra phương pháp xét nghiệm ba bước và phân phối các bộ dụng cụ xét nghiệm đến các phòng thí nghiệm y tế của các bang và địa phương. Nhưng một số thành phần bộ dụng cụ bị lỗi và cho kết quả không đúng.
CDC hứa sẽ cung cấp hàng thay thế nhưng vài tuần trôi qua, lời hứa không được thực hiện. Cơ quan không giải thích rõ mà chỉ nói có lỗi trong khâu sản xuất. Do đó, xét nghiệm chỉ được tiến hành tại phòng thí nghiệm của cơ quan tại Atlanta.
CDC cuối cùng đưa ra phương pháp thử nghiệm hai bước và cho phép một vài phòng thí nghiệm, nơi đã có các bộ dụng cụ đạt chuẩn, tiếp tục xét nghiệm. Nhưng nhiều phòng khác vẫn không thể tự chẩn đoán bệnh nhân.
Mỗi khi gửi mẫu cho CDC, giới chức phải chờ vài ngày mới nhận được kết quả và không phải ai nghi nhiễm cũng được làm xét nghiệm. Họ có tiêu chuẩn rất khắt khe: bệnh nhân phải đến Trung Quốc gần đây hoặc tiếp xúc với người đã xác nhận nhiễm bệnh.
Các bác sĩ trên toàn quốc đã phàn nàn về vấn đề này. CDC cho biết họ có khả năng xét nghiệm khoảng 400 mẫu mỗi ngày. "Tiêu chí quá khắt khe nên nhiều người không được xét nghiệm", Lauren M. Sauer, từ Đại học Y Johns Hopkins, nói.
Đến cuối tuần trước, khi những trường hợp lây nhiễm nCoV trong cộng đồng bắt đầu xuất hiện ở California và bang Washington, CDC đã mở rộng tiêu chí bệnh nhân đủ điều kiện xét nghiệm, bao gồm người trở về từ những ổ dịch mới như Hàn Quốc và Italy, cho những bệnh nhân có triệu chứng nặng chưa rõ nguyên nhân nhập viện.
"Chúng tôi thực sự thất vọng, bởi vì các phòng thí nghiệm y tế công cộng lẽ ra phải luôn trong tình trạng "Vào vị trí! Sẵn sàng! Hành động!" còn chúng ta thì "Vào vị trí! Sẵn sàng! Chờ đợi!", Scott Becker, giám đốc điều hành của Hiệp hội các Phòng thí nghiệm Y tế Công cộng, nói.
Cuối tuần trước, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) ủy quyền cho các phòng thí nghiệm của bang và địa phương tự làm xét nghiệm. Nếu các phòng thí nghiệm đã tự phát triển được cách xét nghiệm, họ có thể sử dụng nó để chẩn đoán thay vì dựa vào phiên bản của CDC. Động thái này đã gia tăng đáng kể số người được xét nghiệm trên toàn quốc.
![]() |
Nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Virus của Sở Y tế bang New York chuẩn bị mẫu xét nghiệm, bang này sử dụng dụng cụ xét nghiệm do mình tự phát triển. Ảnh: Sở Y tế bang New York. |
Tuy nhiên, đến thời điểm đó, cơ quan này mới thử nghiệm chưa đến 500 người Mỹ nghi nhiễm. Trong khi đó, các quốc gia khác đã xét nghiệm hàng chục nghìn người. Trung Quốc có thể đã xét nghiệm hàng triệu người. "Tại sao Hàn Quốc có thể làm 10.000 xét nghiệm một ngày mà chúng ta không thể", Ralph Baric, tại Đại học Bắc Carolina, nói.
"Chúng ta biết là virus có thể lây trong thời kỳ ủ bệnh và nó đã lây lan mạnh ở Trung Quốc, tại sao Mỹ lại không thực hiện hàng chục nghìn xét nghiệm?", ông nói.
Thực tế, ngay sau khi dịch bắt đầu bùng phát ở Trung Quốc, CDC đã phát triển biện pháp xét nghiệm. "Thông thường, CDC là bên cung cấp phương pháp xét nghiệm cho thế giới", Frieden nói.
Nhưng trong trường hợp này, các nhà nghiên cứu Đức đã đi trước một bước, phát triển được biện pháp xét nghiệm riêng, được WHO chấp nhận và nhanh chóng phân phối trên toàn thế giới.
Sau khi phiên bản của CDC bị phát hiện có lỗi, cơ quan này tiếp tục tìm cách sửa chữa, mặc dù bộ dụng cụ của người Đức đã được sử dụng rộng rãi. "Họ đã chọn cách tiếp cận rất Mỹ. Họ nghĩ rằng 'chúng tôi là người Mỹ, là cơ quan y tế công cộng lớn của Mỹ và chúng tôi sẽ không phải làm theo bên khác", Michael Mina, nhà dịch tễ học tại Đại học Harvard, nói.
Các bộ dụng cụ mới đã được phân bổ vào cuối tuần qua và sẽ được tiếp tục cung cấp trong thời gian tới, Bộ trưởng Y tế và Dân sinh Mỹ Alex M. Azar II nói hôm 1/3.
Nhưng vẫn có nhiều người chưa được xét nghiệm. "Có vẻ như chúng tôi sẽ không được làm xét nghiệm", Jennifer Knight, người trở về từ Milan cùng một nhóm bạn, nói. Một số thành viên của nhóm đã bị ốm ở Milan ngay sau khi trở về Mỹ. Knight bị đau nửa đầu và đau họng, bạn trai của cô cũng bị sốt và ho. Nhân viên tại một phòng khám khẩn cấp nói với cô qua điện thoại rằng họ không làm xét nghiệm nCoV. Một bệnh viện ở Brooklyn cũng vậy.
"Bất cứ khi nào chúng tôi xin làm xét nghiệm, chúng tôi đều bị 'tống ra khỏi cửa", cô nói. Cô và bạn trai hiện tự cách ly ở nhà.
Ở Rhode Island, Onésimo T. Almeida, giáo sư tại Đại học Brown, đã bị ho, hắt hơi và sốt trong gần một tuần sau khi tham dự một hội thảo ở Bồ Đào Nha. Một người bạn cũng tham dự sự kiện này dương tính với nCoV. Nhưng khi Almeida gọi cho Sở Y tế Rhode Island và yêu cầu xét nghiệm, ông được thông báo rằng mình không phù hợp với tiêu chí.
Ngày 2/3, sở y tế gọi cho Almeida và yêu cầu ông lái xe đến bệnh viện, cho biết nhân viên y tế sẽ vào xe của ông vào buổi chiều và làm xét nghiệm ngay tại bãi đỗ. Một bác sĩ đã lấy dịch ngoáy miệng, mũi và họng qua cửa sổ xe. Almeida cảm thấy mình giống như được kiểm tra nồng độ cồn thay vì xét nghiệm virus.
Số lượng người nghi nhiễm được làm xét nghiệm có thể tăng trong vài tuần tới. Nhưng điều đó có thể quá muộn vì những người không có triệu chứng đã làm nCoV lây lan trong cộng đồng.
"nCoV đã âm thầm len lỏi trong cộng đồng ở Mỹ và nó sắp không còn âm thầm nữa", Michael Osterholm, nhà dịch tễ học tại Đại học Minnesota, nói.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Hiến tạng cứu người - Gửi lại đời sự sống
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.