Khắc phục 8 chứng bệnh dân văn phòng hay gặp
Ảnh minh họa: Asiaone.com
Theo một cuộc khảo sát tại Mỹ đăng trên tờ Asiaone.com, trung bình mỗi ngày một nhân viên phát triển kinh doanh phải làm việc từ 8 đến 12 tiếng đồng hồ tại công sở. Việc ngồi lâu một chỗ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tuy nhiên đa phần người làm văn phòng không nhận thức được điều này. Các chuyên gia đã liệt kê ra 8 triệu chứng cụ thể trên và hướng dẫn cách khắc phục như sau:
1. Hội chứng ống cổ tay có thể do sử dụng chuột máy tính:
Làm việc tại bàn giấy nhiều giờ liền là nguy cơ gây ra triệu chứng RSI (chấn thương do căng thẳng lặp đi lặp lại). Tim Hutchful, chuyên viên trị liệu cột sống làm việc tại Anh khuyến cáo, hành động kéo rê chuột vi tính trên bàn cũng làm gia tăng nguy cơ hội chứng RSI.
Vì thế để tự bảo vệ mình Joanna Lim (chuyên gia trị liệu bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Đa khoa Changi) khuyên, bạn nên điều chỉnh ghế sao cho tay vịn của ghế cao ngang tầm với mặt bàn đễ hỗ trợ tốt cho cánh tay cầm chuột. Cần tránh bẻ gập khủy tay khi sử dụng chuột.
"Đừng để cổ tay của bạn tì vào cạnh bàn vì nó có thể chèn ép các dây thần kinh ở cổ tay (gây ra hội chứng ống cổ tay)" bà Joanna Lim nói.
2. Ghế ngồi không đúng tư thế dẫn đến những vấn đề về xương, khớp:
Joanna Lim cho biết, có đến 60% bệnh nhân mắc các chứng rối loạn cơ, xương, khớp (đau lưng, vai, và cổ) là người làm văn phòng.
"Thủ phạm" chính được xác nhận đó là chiếc ghế làm việc không đúng quy cách. Thiết kế của chiếc ghế sẽ dẫn đến tư thế ngồi sai, làm tăng trọng lượng chịu đựng lên cột sống và cơ bắp của bạn. Về lâu dài sẽ dẫn đến trẹo khớp và chèn ép dây thần kinh cột sống.
Vì thế để hạn chế tác động tiêu cực này, hãy chọn một chiếc ghế sao cho khi ngồi, mông của bạn được thoải mái và có một khoảng trống ở hai bên hông. Ngoài ra ghế cần phải linh hoạt và có phần tựa lưng ở phía sau.
Thêm vào đó bạn gần nhớ nguyên tắc 20-20 khi ngồi làm việc. Tức là cứ 20 phút ngồi liên tục thì đứng lên 20 giây và thực hiện động tác vươn người hoặc lắc lư cơ thể. "20 giây rời khỏi chiếc máy tính cũng giúp bạn giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi đồng thời giúp cơ thể tăng cường lưu thông máu", Alan Hedge, giáo sư tiến sĩ đại học Cornell nói.
3. Ăn uống tại bàn làm việc và nguy cơ phát tán vi khuẩn:
Những người thường xuyên ăn uống ngay trên bàn làm việc hãy lưu ý rằng: các nhà sinh vật học ở Anh đã ghi nhận chính bàn phím của máy vi tính là "hang ổ" lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Trên thực tế có rất nhiều nơi làm việc được ghi nhận chứa vi khuẩn cao gấp 5 lần so với bồn cầu, mà nguyên nhân phát tán vi khuẩn chính là từ thức ăn mà con người làm vương vãi tại đó.
"Chỉ cần một miếng thức ăn nhỏ xíu rơi xuống bàn phím chính là nơi lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở", tiến sĩ sinh học Mark Enright, Đại học Lon Don nói.
Vì thế tốt nhất là không nên ăn tại bàn làm việc. Hãy ăn uống ở khu vực sinh hoạt chung. Hãy nhớ rửa sạch tay trước và sau khi sử dụng bàn phím để loại bỏ vi khuẩn mà bạn có thể mang từ bàn phím sang bất kỳ nơi đâu.
4. Kẹp điện thoại giữa đầu và vai để trò chuyện:
Giữ điện thoại giữa đầu và vai để trò chuyện làm tăng nguy cơ chèn ép cột sống, dây thần kinh và thậm chí gây chứng tai biến nhẹ. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Neurology.
Một người Pháp, 43 tuổi từng bị chứng mù tạm thời, ù tai và cấm khẩu sau khi một tiếng đồng hồ kẹp điện thoại giữa đầu và vai để nói chuyện. Bác sĩ cho biết, bệnh nhân này bị vỡ động mạch cổ là nơi dẫn truyền máu đến não và mắt.
Sau vụ này, bác sĩ khoa thần kinh Mathieu Zuber, người trực tiếp chữa trị cho bệnh nhân người Pháp khuyên, mọi người khi nghe điện thoại thì nên bật loa ngoài hoặc chuyển tai khi phải trò chuyện lâu.
5. Mỏi mắt vì nhìn chằm chằm vào màn hình:
Hiện tượng căng thẳng và mỏi mắt (mỏi cơ mắt) không phải chỉ do thị lực kém mà nguyên nhân có thể là do mắt bị khô. Nghiên cứu này được công bố bởi các nhà khoa học Nauy. Họ ghi nhận rằng, khi sử dụng máy vi tính, người ta chớp mắt 10 lần mỗi phút, ít so với khi nói chuyện bình thường. Từ đó khiến cho lớp "phim nước mắt" (có nhiệm vụ giữ ẩm ở mặt trước nhãn cầu) bị bốc hơi nước nhanh. Và khi lớp "phim nước mắt" không khỏe thì tầm nhìn của bạn sẽ giảm và không được sắc nét.
Các nhà nghiên cứu khuyên, cứ mỗi giờ làm việc bạn nên nhắm mắt và nghỉ ngơi 3 phút để phục hồi thị lực. "Và nếu sếp có nghi ngờ bạn ngủ gật thì hãy nói với ông ấy rằng bạn cần nghỉ 3 phút để phục hồi lớp 'phim nước mắt'".
6. Không khí trong phòng làm việc:
Ngoài tác động xấu đến khả năng tập trung làm việc, bầu không khí không sạch trong văn phòng còn gây ra hàng loạt những vấn đề về sức khỏe.
Nghiên cứu của Viện an toàn lao động và sức khỏe quốc gia Mỹ ghi nhận rằng công nhân làm việc trong các văn phòng có máy điều hòa có nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp gấp 2,5 lần so với người làm trong môi trường thông thoáng tự nhiên.
Một câu hỏi đặt ra là làm sao để biết được không khí ở sở làm của bạn tốt hay xấu? Hãy để ý nếu cơ thể mình nếu bạn cảm thấy các triệu chứng sức khỏe tồi tệ vào cuối ngày hoặc suốt tuần làm việc trong môi trường máy điều hòa khép kín thì có thể là do môi trường tại sở làm đang tàn phá hệ miễn dịch trong cơ thể bạn.
Vì thế thỉnh thoảng nên mở cửa sổ phòng làm việc ra để không khí được lưu thông. Còn nếu không có điều kiện thì lâu lâu nên ra ngoài đi lại để hít thở khí tự nhiên (không nên hút thuốc). Hơn việc đi lại cũng giúp tăng khả năng tập trung làm việc của bạn.
7. Quá tải điện từ:
Máy vi tính, điện thoại, máy photocopy, bộ phát sóng wifi và tất cả những thiết bị điện đặt dưới chân sẽ tạo ra lớp điện từ bao vây bạn. Từ đó nhiều người làm văn phòng thường xuyên than phiền rằng họ cảm thấy đau đầu, nhức mỏi và bị kích ứng da, mắt khi làm việc.
Có một cách hạn chế tình trạng này là dùng một thiết bị trung hòa ion trong không khí. Nếu công ty không có điều kiện mua máy trung hòa ion quy mô công nghiệp thì mỗi nhân viên cũng có thê tự trang bị một thiết bị mini cũng với tính năng tương tự mà giá cũng tương đối mềm trên thị trường.
8. Căng thẳng với đồng nghiệp:
Căng thẳng trong công việc thường thấy ở những nhóm đồng nghiệp "ảo" (tức là chỉ giao tiếp với nhau qua email và điện thoại). Một nghiên cứu của công ty máy tính Casio cho thấy, các nhóm nhân viên "ảo" phải bỏ nhiều hơn 4 lần thời gian để xây dựng lòng tin so với những nhóm thường xuyên giao tiếp mặt đối mặt.
Trong một nghiên cứu độc lập của vương quốc Anh còn ghi nhận, năng suất làm việc của những người không có sự tin tưởng lẫn nhau giảm hơn 40%, và chính bản thân họ cũng đối diện với nguy cơ mắc bệnh tim gấp đôi bình thường do căng thẳng với đồng nghiệp.
Vì thế các nhà nghiên cứu khuyên, để công việc được hiệu quả, hãy cố gắng xây dựng lòng tin với đồng nghiệp, có thể bằng một bữa ăn hoặc vài ly rượu nhẹ để nói chuyện với nhau.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 18/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; Chỉ thị số 01/CT-BYT ngày 06/01/2025 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025; Chỉ thị số 43-CT/TU ngày 25/12/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; Công văn số 3721/UBND-VHXH ngày 27/12/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 43-CT/TU ngày 25/12/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; Kế hoạch số 169/KH-BCĐLNATTP ngày 31/12/2024 của Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội Xuân 2025; Kế hoạch số 300/KH-UBND ngày 26/12/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Tổ chức các hoạt động Tết Ất Tỵ năm 2025.
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
Hiện nay, Miền Bắc đang vào mùa Đông Xuân. Đặc biệt vào 2,3 ngày nay, nhiệt độ xuống rất thấp. Thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển. Chúng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi hít thở, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi, mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, sử dụng corticoid kéo dài), sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh.
Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế. Trong đó, Bộ đề xuất quy định về cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025 Ngày 30/11/2024 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 173/2024/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Bộ Y tế công bố 62 bệnh hiếm, hiểm nghèo không cần giấy chuyển tuyến được hưởng BHYT 100%
Ngay trong ngày đầu tiên của năm 2025, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024, trong đó có danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng 100% mức hưởng BHYT.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổng kết công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024
Chiều ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Phòng, chống bệnh tay chân miệng, ngăn ngừa ca mắc mới
Hiện nay, bệnh tay chân miệng (TCM) đang gia tăng ở nhiều địa phương. Đây là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trước tình hình này, việc nâng cao nhận thức và thực hiện các biện pháp phòng chống hiệu quả là vô cùng cấp thiết, nhằm bảo vệ sức khỏe của trẻ em và kiểm soát dịch bệnh.
Tầm soát, chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn như thế nào?
Người bệnh đã nhiễm vi khuẩn lao, nếu không điều trị thì vi khuẩn lao trong cơ thể có thể nhân lên và gây bệnh lao khi cơ thể yếu đi. Khi đó, người bệnh trở thành nguồn lây nhiễm lao cho những người xung quanh. Hoàn thành điều trị lao tiềm ẩn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh lao tới 90%.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
- Đại hội Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030
- Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
- Khoa TTGDSK (CDC Quảng Ninh) giành 2 Giải Báo chí toàn quốc ‘Vì sức khỏe nhân dân’ lần thứ II năm 2024