Khám mắt định kỳ đề phòng ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng
Điểm vàng còn gọi là hoàng điểm của mắt là một bộ phận nằm sâu ở vùng trung tâm võng mạc. Đây là vùng nhạy cảm nhất của võng mạc, là nơi tập trung rất nhiều tế bào cảm quan, đóng vai trò trong thu nhận hình ảnh, giúp nhận biết màu sắc, độ nét của hình ảnh. Điểm vàng rất quan trọng đối với thị lực trung tâm.
Thoái hóa điểm vàng hay (còn gọi là thoái hóa hoàng điểm), là sự thoái hóa, tổn thương các tế bào điểm vàng nằm sâu trong trung tâm võng mạc mắt, gây giảm thị lực trung tâm và khiến cho mắt mất dần khả năng phân tích độ chi tiết và sắc nét của hình ảnh làm cho hình ảnh được nhìn thấy mờ, méo mó, biến dạng.
Vị trí điểm vàng
Nguyên nhân gây thoái hóa điểm vàng
Nguyên nhân do các mạch máu dưới võng mạc bị tổn thương khiến điểm vàng bị thiếu dưỡng chất, đồng thời khiến các gốc tự do tích tụ làm thay đổi cấu trúc điểm vàng, đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh thoái hóa điểm vàng, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy các yếu tố nguy cơ cao dẫn đến mắc thoái hóa điểm vàng hay gặp như:
Tuổi cao: Nguy cơ tăng theo tuổi, đặc biệt những người trên 65 tuổi
Yếu tố di truyền: Tiền sử gia đình có người bị thoái hóa điểm vàng.
Yếu tố chủng tộc: Theo nghiên cứu cho thấy ở người da trắng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng cao hơn so vơi người da đen.
Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới.
Những người: mắc bệnh tiểu đường, thừa cân, béo phì, mắc các bệnh lý tim mạch, phẫu thuật thay thủy tinh thể, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hút thuốc, uống nhiều rượu, bia, chế độ ăn nhiều đường và chất béo thì có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng cao.
Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa điểm vàng
Ở giai đoạn đầu, tình trạng thoái hóa điểm vàng diễn ra rất chậm khiến cho người bệnh rất khó để nhận biết triệu chứng. Phần lớn các trường hợp bệnh nhân đều bị mất thị lực dần dần và gần như không thể phát hiện ra bệnh cho đến khi những biểu hiện trở nên rõ rệt.
Bác sĩ Nguyễn Đức Cao Sơn – Khoa Da liễu & Phòng chống mù lòa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Thời gian đầu, hình ảnh mà người bệnh nhìn thấy chỉ bị giảm độ sắc nét rất nhỏ. Đến khi bệnh nghiêm trọng, những hình ảnh sự vật xung quanh mà người bệnh nhìn thấy sẽ không còn rõ ràng nữa mà có thể bị biến dạng, mờ đi nhiều, hoặc người bệnh có thể chỉ nhìn thấy một vùng xám ở trung tâm vùng nhìn. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như: Khó đọc sách báo vì đọc chữ bị nhòe; khó nhìn rõ khuôn mặt của người đối diện; cảm nhận sự thay đổi màu sắc, có thể bị giảm độ đậm hay độ sáng; giảm thị lực trung tâm ở một bên mắt hoặc cả hai bên mắt; người bệnh cần nhìn gần vật hơn hoặc cần nhiều ánh sáng hơn khi đọc; nhìn vật bị biến dạng, chẳng hạn như nhìn đường thẳng thành đường cong; Gặp khó khăn khi phải sinh hoạt trong điều kiện ánh sáng yếu.”
Thoái hóa điểm vàng
Ở giai đoạn muộn, những dấu hiệu của bệnh đã bắt đầu rõ ràng hơn và người bệnh gặp phải những khó khăn nhất định trong sinh hoạt. Ở giai đoạn này, người bệnh gần như rất khó đọc sách hay lái xe. Bác sĩ Nguyễn Đức Cao Sơn cho biết: “Bệnh có thể tiến triển nhanh chóng ở giai đoạn này với một số dấu hiệu như sau: Xảy ra tình trạng suy giảm thị lực đột ngột, nhanh chóng. Giảm khả năng nhận biết màu sắc và chi tiết. Nhận thấy có một điểm trống hay tối ở giữa tầm nhìn của mình. Cảm thấy những vật xung quanh bị thay đổi kích thước hay biến dạng, chẳng hạn như các đường thẳng bị uốn cong, hoặc nhìn đồ vật bị méo mó…”
Khi có các dấu hiệu thoái hóa điểm vàng ở mắt, bệnh nhân nên sớm đến các cơ cở y tế có chuyên khoa mắt để được khám và điều trị. Tùy theo giai đoạn tổn thương của mắt của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp nhất. Nếu không được phát hiện điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy giảm thị lực trầm trọng hoặc nguy cơ mù lòa cao.
Phương pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng
Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp cải thiện thị lực. Nên ăn nhiều các loại rau màu xanh đậm và thực phẩm giàu acid béo omega-3 như cá hồi, các loại hạt…Và nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo.
Tập thể dục thường xuyên: Ngoài việc thay đổi chế độ ăn thì việc luyện tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng.
Kiểm soát huyết áp:Tăng huyết áp có thể ảnh hưởng các mạch máu ở phía sau mắt. Khi các mạch máu bị tổn thương thì lượng oxy đến mắt sẽ giảm điều này sẽ gây tổn thương đến điểm vàng.
Ngừng hút thuốc: Những người hút thuốc lá có nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng cao gấp đôi so với người không hút thuốc. Một số nghiên cứu cho thấy hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng và tốc độ tiến triển của bệnh.
Bổ sung vitamin và khoáng chất: Bổ sung vitamin và khoáng chất không chỉ làm giảm nguy cơ mắc bệnh mà nó còn giúp trì hoãn sự tiến triển của thoái hóa điểm vàng. Nên bổ sung vitamin C, vitamin E, kẽm để phòng ngừa thoái hoá điểm vàng.
Khám mắt định kỳ: Các triệu chứng thoái hóa điểm vàng thường khó nhận thấy ở giai đoạn đầu. Do vậy cần khám mắt định kỳ 2 lần / năm sẽ giúp phát hiện sớm bệnh để điều trị hiệu quả hơn.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
CDC Quảng Ninh tăng cường tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV
Nối tiếp nội dung của lớp tập huấn Tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025, từ ngày 09-11/04/2025, CDC Quảng Ninh tiếp tục giảng dạy các nội dung về tư vấn xét nghiệm HIV cho hơn 30 cán bộ tham gia công tác tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
Dịch sởi bùng phát: Nguyên nhân và giải pháp
Dịch sởi đang lan rộng trên cả nước với số ca nghi nhiễm lên đến 40.000 trường hợp và 5 ca tử vong chỉ trong ba tháng đầu năm 2025.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025