Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi
Hiểu đúng về trầm cảm và rối loạn lo âu
Trầm cảm: Thường đi kèm trạng thái buồn bã kéo dài, mất hứng thú với cuộc sống, giảm năng lượng và khó khăn trong duy trì các hoạt động cá nhân.
Rối loạn lo âu: Biểu hiện bởi lo lắng không kiểm soát, căng thẳng kéo dài, kèm theo các triệu chứng thể chất như khó ngủ, nhức đầu, mệt mỏi.
Cả hai bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng tinh thần mà còn làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Hệ lụy nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời
Nếu không được can thiệp kịp thời, trầm cảm và lo âu có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
Gia tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường.
Làm trầm trọng thêm các bệnh lý hiện có.
Gây ra cảm giác tuyệt vọng, mất ý chí sống, thậm chí dẫn đến hành vi tự hại.
Giải pháp tầm soát sớm tại các Trạm Y tế
Để giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của trầm cảm và rối loạn lo âu, các chuyên gia y tế khuyến nghị sử dụng bộ câu hỏi sàng lọc PHQ-9 và GAD-7. Các bộ câu hỏi này đã được tích hợp vào phiếu khám sức khỏe dành cho người cao tuổi tại các Trạm Y tế, trong khuôn khổ chương trình khám sức khỏe, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi do ngành y tế triển khai.
Các câu hỏi sàng lọc này giúp xác định và đánh giá nguy cơ mắc trầm cảm, lo âu của người cao tuổi, từ đó hỗ trợ họ được tư vấn và can thiệp sớm nếu cần.
Người dân được khuyến khích đến các Trạm Y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để thực hiện khám sức khỏe miễn phí, trong đó có tầm soát trầm cảm và rối loạn lo âu. Đây là một trong những biện pháp quan trọng nhằm phát hiện sớm và giảm thiểu tác động tiêu cực của các rối loạn tâm thần, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao tuổi thọ cho người cao tuổi.
Những trường hợp có nguy cơ cao sẽ được giới thiệu đến các cơ sở y tế tuyến trên để thực hiện các xét nghiệm và điều trị chuyên sâu, đảm bảo sức khỏe tâm thần được chăm sóc toàn diện.
Ảnh: Bác sĩ tại Trạm Y tế đang tầm soát các vấn đề sức khỏe cho người cao tuổi
Nguồn:
WHO: Depression & Anxiety Disorders
CDC: Depression and Aging
Quyết định 2058/QĐ-BYT
PubMed: Sàng lọc PHQ-9 và GAD-7
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Sa sút trí tuệ là một hội chứng được đặc trưng bởi sự suy giảm nhiều chức năng cao cấp của vỏ não mà không có rối loạn ý thức. Các triệu chứng này gây suy giảm và trở ngại đáng kể cho các hoạt động nghề nghiệp, xã hội và cả các hoạt động sống hàng ngày của người bệnh.
Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không?
Ai cũng biết rằng tập thể dục giúp ích cho cả cơ thể và trí óc, nhưng những bài tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT) giúp tăng cường sức khoẻ não bộ lâu dài, tốt hơn hẳn so với những bài tập cường độ thấp ở những người cao tuổi.
3 điều cần biết về bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt bị gia tăng kích thước bất thường, gây khó chịu cho bệnh nhân ở khu vực quanh bàng quang, đường tiểu. Đây là bệnh lý thường gặp ở nam giới lớn tuổi, có thể gây ảnh hưởng nhiều tới tâm lý và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi
Tuổi càng cao thì sức khỏe càng yếu do cơ chế thoái hóa tự nhiên và nhiều chức năng cơ thể suy giảm, trong đó có chức năng đề kháng. Do đó, người cao tuổi rất dễ mắc bệnh và thường trở thành mạn tính, kéo dài và hay tái phát.
Phòng bệnh viêm phổi mùa lạnh ở người cao tuổi
Ở miền Bắc nước ta, từ tháng 12 trở ra thường xuất hiện nhiều đợt gió mùa kèm theo thời tiết khô, lạnh. Do sức khỏe yếu, khả năng thích nghi kém nên người cao tuổi là đối tượng rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó có viêm phổi. Đặc biệt nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
24 bệnh thường gặp ở người cao tuổi nên biết sớm để phòng ngừa
Tìm hiểu thông tin về các bệnh thường gặp ở người cao tuổi, cách phòng ngừa bệnh người già hay gặp có thể giúp chủ động phòng tránh bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tốt hơn. Những bệnh thường gặp ở người cao tuổi có thể khiến người bệnh giảm chất lượng cuộc sống, sức khỏe suy yếu nhanh, thậm chí giảm tuổi thọ. Mỗi người cần tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa các bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi từ sớm để có những điều chỉnh, can thiệp phù hợp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.