Khẩn cấp phòng chống cúm A/H7N9
|
Nhiều nguy cơ
Tại hội nghị, ông Trần Đắc Phu, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, lo ngại: “Cúm A/H7N9 khó kiểm soát bởi chưa thể xác định được nguồn vi rút lây sang người. Với cúm H5N1 trên gia cầm có thể là chỉ điểm cho nguy cơ bùng phát dịch trên người nhưng với cúm A/H7N9 lại diễn biến khác: chỉ thấy ca bệnh trên người nhưng không thấy gia cầm ốm chết. Thậm chí nhiều trường hợp nhiễm cúm A/H7N9 không tiếp xúc với gia cầm”.
|
Đặc biệt, vi rút cúm A/H7N9 có nguồn gốc từ gia cầm, chim hoang. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đánh giá: “Trong nước nhiều đàn thủy cầm được nuôi thả đồng ăn chung với chim hoang làm tăng nguy cơ nhiễm vi rút cúm từ chim hoang và làm mầm bệnh phát tán trên diện rộng”.
Ngoài ra, hoạt động vận chuyển gia cầm lậu chưa được kiểm soát triệt để và ngày càng tinh vi. Trung Quốc đã phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên chim bồ câu, gà luôn là nguy cơ cận kề cho dịch xâm nhập. Trong khi đó, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn, Quảng Ninh, vừa cho biết trong 3 tháng đầu năm 2013 đã bắt giữ 18 vụ nhập lậu gia cầm giống, gia cầm giết thịt lên đến hơn 160.000 con. Chim bồ câu từ Trung Quốc vẫn được đưa vào qua biên giới với lượng lớn.
Bên cạnh đó, Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội Vương Tiến Dũng cho rằng cần lưu ý kiểm soát mầm bệnh trên gà, vịt giống nhập lậu chứ không chỉ gà thải loại, gà đông lạnh nhập lậu từ biên giới phía bắc. Loại này chỉ 2.000 đồng/con, nhưng khi chuyển đến Hà Nội được mang thương hiệu vịt giống của các nơi uy tín có giá 8.000 đồng/con. Vì siêu lợi nhuận nên lượng lớn vịt giống nhập lậu được vận chuyển vào Hà Nội.
Ngoài ra, Bộ NN-PTNT cũng thông báo có hai mẫu xét nghiệm thủy cầm (vịt) lấy tại An Giang và Đồng Tháp cho kết quả dương tính với phân típ cúm H7, tuy đã xác định không giống với vi rút cúm H7N9 đang gây dịch tại Trung Quốc nhưng cũng là yếu tố cảnh báo.
Lập đội đặc nhiệm
Hằng ngày, tại các cửa khẩu với Trung Quốc như Lạng Sơn, Lào Cai có hàng ngàn lượt người qua lại cũng là nguy cơ khiến vi rút cúm xâm nhập. Theo ông Nguyễn Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, mỗi ngày có khoảng 2.000 du khách từ vùng có dịch nhập cảnh vào VN qua Cửa khẩu quốc tế Nội Bài đòi hỏi công tác kiểm dịch y tế hết sức chặt chẽ.
Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại VN ông Takeshi Kasai, cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong xác định các nguồn nguy cơ lây nhiễm cúm H7N9. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu 2 trung tâm cúm quốc gia tại Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư và Viện Pasteur TP.HCM sẵn sàng tiếp nhận các bệnh phẩm để xét nghiệm chẩn đoán cúm A/H7N9. Bộ Y tế Việt Nam và WHO sẽ thành lập đội đặc nhiệm phòng chống dịch chung và Trung tâm điều hành phòng chống dịch khẩn cấp.
Chiều 13.4, Sở Y tế Hà Nội cũng đã có cuộc họp khẩn bàn về phòng cúm A/H7N9 với lãnh đạo các sở y tế, trung tâm y tế dự phòng của 7 tỉnh có đường biên giới phía bắc: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu. Các tỉnh đã thống nhất sẽ thiết lập đường dây nóng kịp thời thông báo diễn biến dịch trên gia cầm, chim cũng như thông tin về ca bệnh (nếu có).
Chưa khẳng định chim yến chết do dịch cúm Báo cáo về tình hình yến nuôi bị chết, Chi cục Thú y Ninh Thuận cho biết hiện trên địa bàn TP.Phan Rang-Tháp Chàm có 54 cơ sở nuôi yến. Qua khảo sát chỉ phát hiện cơ sở nuôi yến tại rạp Thanh Bình nằm trên đường Thống Nhất có hơn 4.000 con (chủ yếu là yến con từ 2- 3 tháng tuổi) bị chết từ cuối tháng 3 đến nay. Khi phát hiện, ngành chức năng đã lấy 2 mẫu bệnh phẩm đưa đi xét nghiệm và cho kết quả dương tính với vi rút A/H5N1. Sau đó, tiếp tục giám sát lấy mẫu bệnh phẩm tại cơ sở này và một số nhà yến lân cận xét nghiệm thì cho kết quả âm tính. Mới đây, Cơ quan Thú y Vùng 6 đã lấy 30 mẫu chim và 30 mẫu tổ tại cơ sở nuôi yến tại rạp Thanh Bình và 2 cơ sở nuôi lân cận đều cho kết quả âm tính với vi rút cúm A/H5N1. Theo nhận định ban đầu của cơ quan thú y, nguyên nhân yến chết là do thời tiết nắng nóng, tổng đàn ngôi nhà yến này tăng nhanh (hơn 100.000 con) trong không gian nhà chim rất hẹp và thiếu thức ăn. Giải thích về nguyên nhân các mẫu yến có nhiễm cúm A/H5N1, ông Nguyễn Đức Thu, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận, cho rằng vi rút H5N1 luôn tồn tại trong môi trường ẩm thấp. Do những tác động về thời tiết khắc nghiệt, thiếu thức ăn làm một số chim yến non mất sức đề kháng nên bị vi rút H5N1 nhiễm vào. Sau khi phát hiện, ngành chức năng đã hướng dẫn cơ sở nuôi yến thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng, vệ sinh phòng dịch... tạo môi trường thông thoáng trong nhà yến nên đã giảm đáng kể, trong 3 ngày gần đây chỉ có 20 con bị chết. Sáng 13.4, ông Trần Xuân Hòa, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết qua theo dõi hơn 15 ngày sau khi có hiện tượng yến chết bất thường tại rạp Thanh Bình, đến nay cơ quan chức năng khẳng định yến chết không phải do dịch cúm gia cầm. Thiện Nhân |
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm