Khi nào huyết áp cao cần cấp cứu?
Khi huyết áp tăng cao đến mức gây ra các triệu chứng đe dọa tính mạng, nó có thể là một dạng cơn tăng huyết áp được gọi tăng huyết áp cấp cứu. Người bị cơn tăng huyết áp loại này cần gọi cấp cứu hoặc đến phòng khám cấp cứu ngay.
Tăng huyết áp cấp cứu là gì?
Câu trả lời nằm ở hai con số. Huyết áp tâm thu, chỉ số trên trong số đo huyết áp, đề cập đến áp lực mà máu tác động lên thành động mạch khi tim đập. Huyết áp tâm trương, chỉ số dưới, cho biết áp lực mà máu tác động lên thành động mạch khi tim đang nghỉ giữa các nhịp đập. Huyết áp dưới 120/80 mmHg được coi là bình thường.
Nếu huyết áp từ 180/120 milimet thủy ngân (mmHg) trở lên và bạn bị đau ngực, đau lưng, tê hoặc yếu hoặc thay đổi thị lực, bạn có thể đang bị tăng huyết áp cấp cứu.
Những triệu chứng này cho thấy có thể bạn đang bị tổn thương nội tạng. Tăng huyết áp không được điều trị sẽ tác động tiêu cực đến mạch máu ở các khu vực quan trọng của cơ thể như não, tim, thận và động mạch chủ, đây là những mạch máu chính đưa máu từ tim đến phần còn lại của cơ thể.
Tổn thương nội tạng có nhiều dạng bao gồm đột quỵ, đau tim và suy thận. Số đo huyết áp không chỉ cho thấy tình trạng cấp cứu và nguy cơ, mà đó còn là các triệu chứng của tổn thương cơ quan nội tạng.
Các dấu hiệu khác của tổn thương cơ quan nội tạng do tăng huyết áp cấp cứu có thể là:
- Choáng ngất
- Mất trí nhớ
- Tổn thương mắt
- Vỡ động mạch chủ, động mạch chính của cơ thể
- Đau ngực (đau thắt ngực)
- Phù phổi (chất lỏng tích tụ trong phổi)
- Tiền sản giật, một biến chứng thai nghén nghiêm trọng
Trong những tình huống khẩn cấp này, bạn cần được giúp đỡ ngay lập tức.
Các trường hợp tăng huyết áp cấp cứu cũng có thể đi kèm với các triệu chứng khác không cho thấy tổn thương cơ quan nội tạng, bao gồm:
- Đau đầu nghiêm trọng
- Khó thở
- Chảy máu cam
- Lo lắng nghiêm trọng
Bạn có nguy cơ bị cao huyết áp cấp cứu không?
Gần một nửa số người Mỹ trưởng thành bị tăng huyết áp-nghĩa là huyết áp cao hơn 130/80 mmHg-hoặc đang dùng thuốc để kiểm soát tăng huyết áp, khiến họ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp cấp cứu. (Chỉ khoảng 1/4 số người lớn bị tăng huyết áp kiểm soát được huyết áp).
Nam giới có nguy cơ bị tăng huyết áp cấp cứu cao hơn phụ nữ. Theo nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị năm 2020 của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, các yếu tố nguy cơ khác của tăng huyết áp cấp cứu bao gồm tuổi cao, đái tháo đường, cholesterol trong máu cao và/hoặc bệnh thận mãn tính. Tương tác thuốc cũng có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp cấp cứu.
Trong nhiều trường hợp, tăng huyết áp cấp cứu xảy ra khi người bệnh ngừng dùng thuốc huyết áp. Hầu hết những người bị tăng huyết áp cấp cứu đều biết rằng là mình bị tăng huyết áp, nhưng họ không quản lý được thuốc và tình trạng tăng huyết áp tiến triển.
Điều trị và phòng ngừa tăng huyết áp cấp cứu
Tăng huyết áp cấp cứu được điều trị bằng thuốc hạ huyết áp đường tĩnh mạch và nhập viện, cùng với điều trị những tổn thương ở cơ quan nội tạng.
Nếu bạn bị tăng huyết áp nguy hiểm cùng với các triệu chứng gợi ý tổn thương cơ quan nội tạng, đó là một trường hợp cấp cứu.
Các trường hợp tăng huyết áp cấp cứu có thể được ngăn ngừa bằng cách kiểm tra y tế thường xuyên- đặc biệt ở những người có các yếu tố nguy cơ khác-cùng với theo dõi huyết áp tại nhà, ít nhất nửa giờ tập thể dục trong hầu hết các ngày trong tuần, chế độ ăn uống phù hợp không thêm muối và duy trì cân nặng lý tưởng đều có thể kết hợp với nhau để ngăn ngừa trường hợp cấp cứu.
Tăng huyết áp khẩn cấp là gì?
Cơn tăng huyết áp được chia thành hai mục: khẩn cấp và cấp cứu.
Trong cơn tăng huyết áp khẩn cấp, huyết áp cực kỳ cao, nhưng dường như không có các triệu chứng cho thấy tổn thương các cơ quan nội tạng. Sự khác biệt không phải là mức huyết áp mà là có bằng chứng về tổn thương cơ quan nội tạng hay không.
Với tăng huyết áp khẩn cấp, huyết áp là 180/120 hoặc cao hơn. Nhưng vẫn chưa có bằng chứng về tổn thương cơ quan nội tạng. Hãy coi đó là một lời cảnh báo thực sự nghiêm túc.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên bạn nên đợi khoảng năm phút và đo lại huyết áp nếu con số là 180/120 hoặc cao hơn mà không có triệu chứng. Nếu lần đo thứ hai cũng cao như vậy, hãy đến gặp bác sĩ.
"Chúng tôi muốn can thiệp trước khi nó tiến triển làm tổn thương các mạch máu và gây ra tình trạng cấp cứu", TS Stephen J. Huot, Phó trưởng khoa, và là Giám đốc Đào tạo Y khoa sau đại học tại Trường Y Yale/Bệnh viện Yale New Haven.
"Việc điều trị có thể đòi hỏi phải dùng lại thuốc hoặc bắt đầu dùng thuốc mới. Chúng tôi cũng tiến hành theo dõi kỹ hơn, thay vì theo dõi định kỳ như khi huyết áp chỉ tăng một chút. Cơn tăng huyết áp khẩn cấp thường không cần nhập viện", chuyên gia nói..
Không giống như cơn tăng huyết áp cấp cứu, những cơn tăng huyết áp khẩn cấp có thể đi kèm với các triệu chứng khác mà không cho thấy tổn thương các cơ quan nội tạng.
Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ chính gây đau tim và đột quỵ. Thay đổi lối sống như chế độ ăn ít muối, duy trì cân nặng hợp lý và hoạt động thể chất thường xuyên thường được khuyến khích đầu tiên.
Cũng có nhiều loại thuốc có thể kiểm soát huyết áp. Hãy đảm bảo rằng bạn biết mức huyết áp của mình và đang làm mọi cách để giữ huyết áp trong vùng an toàn. Ngay cả huyết áp hơi cao cũng có thể nguy hiểm.
Nâng cao năng lực kiểm soát bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tại Quảng Ninh
Trong 02 ngày từ 5 – 6/12/2024, tại TP.Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị và quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cho 50 học viên là cán bộ chuyên trách, cán bộ lâm sàng về quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường phòng, chống các bệnh không lây nhiễm
Dù không có khả năng lây truyền, nhưng bệnh không lây nhiễm thường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh, cũng như gây ra những tác hại lớn cho gia đình, xã hội. Ước tính mỗi năm, tại Việt Nam, số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 77% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân và Quảng Ninh cũng không ngoại lệ. Bởi vậy phòng, chống các bệnh không lây nhiễm luôn được ngành y tế tỉnh chú trọng.
ĐO HUYẾT ÁP ĐÚNG – KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP TỐT
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, Tăng huyết áp (THA) ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính. Năm 2005, trong số 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch thì tăng huyết áp là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong của 7,1 triệu người.
Phương pháp mới hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh nhân cao huyết áp
Kỹ thuật phát hiện, sàng lọc bệnh nhân mang gene huyết áp cao của các nhà khoa học Trung Quốc có thể mở đường cho việc cá nhân hóa phác đồ điều trị cho các bệnh nhân mắc căn bệnh này trong tương lai.
Các thực phẩm quen thuộc giúp ổn định huyết áp
Thực phẩm như rau xanh, cá hồi, sữa chua, tỏi, lựu… là những loại 'thuốc' tự nhiên tốt cho huyết áp.
4 cách kiểm soát huyết áp không dùng thuốc
Bổ sung kali, ăn nhiều rau, thực hiện nhịn ăn gián đoạn và tập thể dục đều đặn là những cách đơn giản để kiểm soát huyết áp.
Cao huyết áp có yếu tố di truyền không?
Tuổi tác, lịch sử gia đình, giới tính có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc huyết áp cao và được xem là yếu tố rủi ro di truyền của tình trạng này.
Mẹo không tăng huyết áp mùa lạnh
Mùa đông, nhiệt độ xuống thấp khiến huyết áp tăng cao dẫn đến các bệnh tim mạch, nên dự phòng bằng cách bớt ăn mặn, tập thể dục, hạn chế rượu bia, ngủ ngon.
Triệu chứng của huyết áp thấp và cách phòng ngừa
Huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến và nhồi máu cơ tim như huyết áp cao. Huyết áp thấp cũng ẩn chứa nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.