Khi nào nên dùng thuốc hỗ trợ tiêu hóa
Tại bộ máy tiêu hóa, sự tiêu hóa xảy ra theo cơ chế cơ học (vận chuyển, phân cắt thức ăn thành mẫu nhỏ, trộn với dịch tiêu hóa nhờ nhai, co bóp, nhu động), theo cơ chế hóa học (phân giải các chất cấu trúc phức tạp thành đơn giản hay ở dạng không tan thành tan, nhờ vào các dịch tiêu hóa như acid, các enzym), theo cơ chế hấp thu (đưa dưỡng chất từ ống tiêu hóa vào máu nhờ thẩm thấu hay các chất chuyển vận trung gian). Khi các mắt xích trên bị trục trặc, sự tiêu hóa sẽ bị rối loạn (ăn không thấy ngon, không thích, chán, thức ăn không tiêu, phân sống, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón.)
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên sự rối loạn trên. Ví dụ như, do chính bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện (trẻ quá nhỏ) hay suy giảm (người tuổi cao), do bệnh lý (thiếu dịch vị, thiếu enzym tiêu hóa, bị viêm loét, bị dị ứng thức ăn), chế độ ăn không cân đối (quá no, không cân đối), do các bệnh khác (stress, trầm cảm), do tâm lý (lo học thi, ham chơi, sợ béo không muốn ăn)… Trên thực tế, không có thuốc nào có tác dụng đa năng mà mỗi thuốc chỉ tác dụng lên một hay vài khâu nhất định.
Các enzym tiêu hóa
Khi bị thiếu các enzym tiêu hóa, với người lớn có thể bổ sung bằng thuốc chứa enzym như viên neopeptin (chứa enzym amylase), pancreatin bào chế từ dịch tụy (chứa amylase, trypsin, lipase), papain (chứa enzym thủy phân protein).
Với trẻ em, chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện (trẻ dưới 4 tháng tuổi) sự phân tiết acid rất kém nên khó hoạt hóa pepsinogen thành pepsin, chỉ có thể tiêu thụ các loại protein hòa tan trong sữa như casein. Nếu lúc này cho trẻ ăn dặm nhiều protid phức tạp (phân tử lớn, không hòa tan) thì dù có dùng enzym, trẻ vẫn khó tiêu hóa loại protid này. Bổ sung enzym tiêu hóa cho trẻ phải cân nhắc, tùy theo độ tuổi và không kéo dài quá 10 ngày. Nếu lạm dụng các enzym sẽ làm cho trẻ lệ thuộc vào thuốc, kém chủ động tiết ra enzym tiêu hóa nội sinh.
Các vi sinh lành tính
Trong ống tiêu hóa có sự cân bằng sinh thái giữa các vi sinh có lợi và hại. Khi dùng kháng sinh mạnh phổ rộng kéo dài, nhiễm khuẩn, stress… hệ cân bằng này bị phá vỡ sẽ xảy ra các bệnh lý đường ruột (đi phân sống, tiêu chảy, trướng bụng, viêm đường tiêu hóa, táo bón...). Lúc đó cho dùng các chế phẩm chứa các loại vi sinh có lợi như các lactobaciclus. Các sản phẩm trên thị trường như antibio, biolactyl, neolactyl, lacteol… Chúng có thể là vi khuẩn hay xác vi khuẩn đông khô với hàm lượng khác nhau. Khi vào cơ thể, dạng đông khô này phát triển thành vi khuẩn sống, lập lại hệ cân bằng sinh thái, có tác dụng tránh các rối loạn trên. Các chế phẩm này chỉ dùng khi hệ cân bằng sinh thái bị phá vỡ. Do hiểu nhầm chúng là enzym tiêu hóa nên nhiều bà mẹ cho trẻ dùng ngay cả khi không hề bị bệnh hoặc bị các rối loạn tiêu hóa nhưng không phải do hệ cân bằng sinh thái bị phá vỡ. Sự lạm dụng này không có lợi.
Các thuốc làm ăn ngon
Kháng histamin: Hay dùng là cyproheptadin (peritol). Lúc đầu, thuốc làm ngon miệng, thích ăn, mặt khác do tác dụng phụ gây buồn ngủ, giữ nước làm béo giả nên bị hiểu nhầm là thuốc giúp ngủ được, tăng cân. Sau một thời gian dùng, thuốc không còn làm ngon miệng nữa, trái lại, gây chán ăn, mệt mỏi, ứ nhiều nước, hại tim mạch. Dùng lâu dài, thuốc làm chậm sự phát triển hoàn thiện trí tuệ của trẻ (vì gây ức chế liên tục) vì vậy không nên dùng thuốc này chữa biếng ăn.
Lysin: Là acid amin thiết yếu, con người không thể tự tổng hợp được. Nhu cầu (tính theo cân nặng) của trẻ gấp đôi người lớn. Lysin có nhiều trong trứng, thịt, tôm, cá, đậu phộng, đậu xanh, đậu nành nhưng khi chế biến mất đi một lượng khá lớn. Lysin còn có trong sữa mẹ. Khi đang bú, trẻ được cung cấp đủ nhưng khi cho ăn dặm hay thôi bú trẻ có thể thiếu lysin. Thiếu lysin, trẻ sẽ biếng ăn, chậm lớn, suy giảm miễn dịch vì thế cần bổ sung lysin, nhưng không được dùng quá liều, kéo dài sẽ làm nhiễm acid huyết (do lysin có tác dụng chống nhiễm kiềm). Lysin dùng cho trẻ biếng ăn được chế dưới dạng siro, phối hợp cân đối, đủ liều với vitamin B1,B5, B12, A, D, muối khoáng. Khi dùng chế phẩm này thì không dùng các chế phẩm tương tự khác, gây thừa chất, có hại (ví dụ thừa vitamin A sẽ lại gây chán ăn).
Các vitamin đậm đặc: Thường dùng là hydrosol polyvitamin. Do tăng cường chuyển hóa nên thuốc làm ăn ngon miệng. Dung dịch này đậm đặc, phải dùng đúng liều (tính giọt) nếu dùng ống giỏ giọt không đúng cách, thuốc chảy thành dòng sẽ quá liều gây hại.
Các chất bổ đắng: Chất đắng (trong canh kina, long đởm), uống trước bữa ăn sẽ kích thích dịch tiêu hóa, làm ăn ngon, gọi là thuốc bổ đắng. Chỉ dùng cho người lớn (sau sinh, mới ốm dậy). Nếu dùng nhiều (trong, sau ăn) sẽ làm cho tiêu hóa kém sút.
Các chất có tính tẩy, nhuận
Thuốc có tính tẩy: Tác dụng chủ yếu ở ruột non như bisacodyl, doncusat. Dùng cho người lớn bị táo bón, bị liệt ruột sau phẫu thuật. Do gây tẩy mạnh, mất nước nên không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Quan niệm dùng thuốc này cho trẻ bị khó tiêu nhằm có hiệu quả nhanh là không đúng. Chỉ khi thật cần mới dùng cho trẻ với liều vừa đủ, không kéo dài.
Thuốc có tính nhuận: Tác dụng chủ yếu ở ruột già. Hiện hay dùng các thảo dược như đại hoàng, thảo quyết minh, không dùng hóa dược cũ như phenophtalein.
Một số thuốc Đông y như thuốc thang thường có thảo dược gây nhuận tẩy nhẹ dùng liều vừa đủ có lợi, nhưng dùng quá nhiều sẽ không lợi (gây mất nước, suy kiệt).
Do có nhiều loại thuốc, cơ chế tác dụng của chúng lại không giống nhau. Vì thế phải tùy theo từng trường hợp rối loạn tiêu hóa mà chọn thuốc dùng cho phù hợp.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh