Khó khăn trong kiểm soát thực phẩm thẩm lậu
![]() |
Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh) phối hợp cùng Đội Quản lý thị trường số 5 (TP Hạ Long) thu giữ trứng gia cầm nhập lậu từ Trung Quốc. |
Trong khi đó, một số cơ quan chức năng liên quan đến kiểm tra thực phẩm đứng chân trên các địa phương có đường biên giới như: Chi Cục Quản lý cửa khẩu; Trạm kiểm dịch động, thực vật... chỉ kiểm soát thực phẩm xuất, nhập khẩu theo đường chính ngạch. Còn với các đơn vị khác, như: Đội Quản lý thị trường số 4, Trung tâm Y tế, Phòng Y tế... lại chỉ kiểm tra thực phẩm khi đã lưu hành, bán trên địa bàn. Mặt khác, việc kiểm tra thực phẩm lưu hành rất phức tạp, khó xác định về nguồn gốc. Từ tháng 4-2011, TP Móng Cái đã thành lập tổ công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi tuần, tổ này đi kiểm tra 2-3 buổi về vệ sinh an toàn thực phẩm. Anh Vi Văn Toản, Phó giám đốc Trung tâm Y tế tp Móng Cái, cho biết: “Do đặc điểm trên địa bàn rất ít cơ sở sản xuất thực phẩm nên hầu như thực phẩm lưu hành ở Móng Cái đều nhập từ nơi khác về, trong đó có nhiều thực phẩm xuất xứ ở Trung Quốc. Tuy nhiên, khi đã lưu hành trên địa bàn thì các loại thịt, rau... rất khó xác định nguồn gốc ở đâu đưa về”.
Không chỉ lưu hành trên thị trường của các địa phương ở khu vực biên giới mà phần lớn thực phẩm thẩm lậu qua biên giới được vận chuyển sâu vào nội địa. Theo báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh: Trong 6 tháng đầu năm 2011, các ngành chức năng của tỉnh đã tiến hành xử lý 87 vụ vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trái phép, gồm: 300kg tê tê, hơn 270.000 quả trứng, trên 93.000kg gia cầm, 62.340kg nội tạng; hơn 2.700kg mèo, ếch, rùa, ngao, vịt trời... Tuy nhiên, đây chỉ là “phần nổi trong tảng băng chìm”, bởi thực tế, số thực phẩm thẩm lậu vào địa bàn tỉnh và trung chuyển đến các tỉnh, thành khác rất nhiều, trong đó có gà, trứng gà nhập lậu. Mặc dù công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm được đẩy mạnh, riêng 6 tháng đầu năm 2010, ngành công thương tổ chức tới 299 lượt truyền thông trên kênh tuyên truyền tuyến xã và tại các chợ, siêu thị, các ngành khác cũng tổ chức rất nhiều đợt tuyên truyền... Song, đến các điểm chợ trên địa bàn tỉnh, không khó khăn lắm trong việc phát hiện nhiều thực phẩm, gia vị trong chế biến thực phẩm có chữ Trung Quốc nhưng không có chứng nhận nhập khẩu, như: Củ cải muối, phù nhủi, thạch, bánh kẹo, hoa quả v.v..
Với người sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm đã vậy, người tiêu dùng hiện nay cũng không chú trọng lắm đến nguồn gốc thực phẩm. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng bánh, kẹo; thạch, gia vị nhãn mác chữ Trung Quốc có nhiều hương vị hơn, mẫu mã cũng phong phú hơn loại bánh kẹo, gia vị... sản xuất tại các công ty trong nước. Chính vì tiêu thụ được nên thực phẩm thẩm lậu càng có điều kiện lưu hành trên thị trường.
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, việc kiểm soát thực phẩm qua biên giới cần được chú trọng hơn nữa, nhất là với thực phẩm thẩm lậu. Và biện pháp quản lý tốt nhất chính là kiểm soát ngay từ đường biên, không để thực phẩm không rõ nguồn gốc đi sâu, phân tán trong nội địa.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm