Số điện thoại:  02033.827.241                     Email: baodichqn@gmail.com

Địa chỉ liên hệ: Khoa Phòng chống Bệnh truyền nhiễm - tầng 5, Tòa nhà CDC Quảng Ninh. 

I. Lịch sử hình thành và phát triển:

Được thành lập từ năm 1964 cùng với thời điểm thành lập đơn vị, tiền thân là Đội vệ sinh phòng dịch sau khi cơ quan thành lập Trạm vệ sinh phòng dịch khoa được đổi tên là khoa Dịch tễ, năm 2006 được đổi tên là khoa Kiểm soát các bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm, đến năm 2015 đổi tên thành khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và đến năm 2023 được đổi tên thành khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm cho đến nay.

II. Lãnh đạo qua các thời kỳ

- 1964 - 1974 : Bs Đào Đình Ngọc – Trưởng khoa

- 1974 – 1988 : Bs Cao Văn Thuận – Trưởng Khoa

- 1988 - 1992 : Bs Nguyễn Đức Đàn – Trưởng khoa

- 1992 – 1998 : Bs Ninh Văn Chủ - Trưởng khoa

- 1998 – 2009 : Bs Vũ Quyết Thắng – Trưởng khoa

- 2009 – 2016 : Bs Nguyễn Văn Hợp – Trưởng khoa

- 2016 – 2023 : Bs Nguyễn Thị Dung – Trưởng khoa

- 2024 : Bs Nguyễn Văn Hùng – Phó khoa phụ trách

- Từ 18/9/2024 – đến nay : Bs Trần Thị Diệp – Phó khoa phụ trách

                                   

                                              Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Trần Thị Diệp,                                  Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Hùng,

                                          Phó Trưởng khoa phụ trách khoa Phòng, chống BTN                      Phó Trưởng khoa Phòng, chống BTN

III. Tổng số nhân lực: Khoa có 11 CBCNV gồm: 08 bác sĩ (01 Bs CKII, 03 thạc sỹ YHDP; 01 Thạc sỹ YTCC; 01 cử nhân YTCC; 01 cao đẳng điều dưỡng).

Tập thể khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm

IV. Thành tích nổi bật (tính từ thời điểm sáp nhật CDC)

- Bằng Khen của Bộ Y tế: năm 2019

- Bằng Khen của UBND: năm 2021, 2024

- Giấy khen của Sở Y tế: năm 2018, 2019, 2021, 2022, 2023.

V. Hoạt động chuyên môn:

1. Đầu mối xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo các hoạt động: chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh do ký sinh trùng, bệnh truyền qua côn trùng, bệnh truyền qua thực phẩm, bệnh lây truyền từ động vật sang người bệnh mới nổi.

2. Theo dõi diễn biến, đánh giá nguy cơ, dự báo tình hình dịch, bệnh, đáp ứng tình trạng khẩn cấp về dịch, bệnh và các sự kiện về y tế công cộng; việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, tiêm chủng.

3. Phối hợp cung cấp thông tin, truyền thông; giám sát tác nhân gây bệnh, các yếu tố nguy cơ, điều trị dự phòng và quản lý sức khỏe cộng đồng; điều trị dự phòng và quản lý sức khỏe cộng đồng.

4. Tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về lĩnh vực bệnh truyền nhiễm, vắc xin, sinh phẩm y tế, tiêm chủng.

5. Đề xuất nhu cầu kinh phí, vật tư, hóa chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh và hoạt động tiêm chủng.

6. Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật liên quan;

7. Thực hiện thống kê, báo cáo tình hình dịch, bệnh truyền nhiễm theo quy định;

8.Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.

VI. Nghiên cứu khoa học/Hợp tác quốc tế:

1. Nghiên cứu khoa học

- Căn cứ chức năng nhiệm vụ thực hiện hàng năm khoa sẽ đề xuất thực hiện từ 1 đến 3  đề tài cấp cơ sở tùy thuộc vào tính mới, tính cấp thiết của các nhiệm vụ hoạt động hàng năm triển khai.

- Trong năm 2025, Khoa triển khai 01 nhiệm vụ  cấp tỉnh và 03 nhiệm vụ cấp cơ sở cụ thể:

+ Nhiệm vụ cấp tỉnh: Thực trạng tuổi thọ và mô hình tử vong của người dân tại tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2020- 2025

+ Nhiệm cụ  KH cấp cơ sở

1. Đặc điểm căn nguyên vi rút gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em dưới 5 tuổi tỉnh Quảng Ninh năm 2025

2. Thực trạng bệnh sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020-2024.

3. Kiến thức, thực hành giám sát bệnh truyền nhiễm của cán bộ y tế cơ sở tại tỉnh Quảng Ninh năm 2025.

2. Hợp tác quốc tế:

Trong hoạt động chuyên môn, khoa PCBTN luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như UNICEF, WHO, USCDC, CDC Hoa Kỳ tại Việt nam, Tổ chức PATH triển khai các hoạt động tiêm chủng trường học, dự án giám sát trọng điểm một số bệnh truyền nhiễm như cúm, Covid-19, sốt xuất huyết- zika-chikungunya...

VII. Định hướng phát triển

Trong thời gian Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm tập trung phát triển các nội dung:

(1). Đào tạo phát triển nguồn nhân lực, năm 2025 khoa có 03 cán bộ tham gia đào tạo thạc sỹ, 02 cán bộ tham gia đào tạo tiến sỹ tại các trường các viện đầu ngành.

(2). Triển khai phát triển các dịch vụ mới, quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động tiêm chủng tại phòng tiêm chủng dich vụ của đơn vị.

(3). Thực hiện hiệu quả công tác chuyển đổi số: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, báo cáo, chỉ đạo tuyến; sử dụng hiệu quả các phần mềm do BYT hướng dẫn và ứng dụng các phần mềm gửi trả mẫu xét nghiệm trực tuyến, phần mềm CDC.

(4). Hợp tác với các đơn vị truyến trên trong các hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ khoa, cán bộ y tế tuyến cơ sở trong triển khai các hoạt động phòng chống bệnh truyền nhiễm và công tác tiêm chủng.

(5). Xây dựng chương trình hướng dẫn chuyên môn hỗ trợ cho tuyến xã, phường sau khi sát nhập, đảm bảo xây dựng hệ thống mạng lưới trong công tác giám sát dịch và hoạt động tiêm chủng; đào tạo tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho CBYT xã, phường.

(6). Triển khai hiệu quả công tác truyền thông PCD bệnh, lợi ích tiêm chủng phòng bệnh; đa dạng hóa hình thức truyền thông đảm bảo người dân tiếp cận sớm các thông tin dịch bệnh cũng như công tác tiêm chủng vắc xin phòng bệnh.

Một số hình ảnh Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm:

 

Thiết kế 2024, bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814