Số điện thoại: 0906288286 Email: hien.ytdpqn@gmail.com
Địa chỉ liên hệ : Khoa Xét nghiệm Vi sinh - Huyết học –tầng 5-6 tòa nhà CDC Quảng Ninh.
- Lịch sử hình thành và phát triển:
Khoa Xét nghiệm Vi sinh - Huyết học (“Khoa XN VSHH”) được thành lập vào năm 2018.
Khoa XN VSHH là đơn vị chủ chốt trong việc cung cấp dịch vụ xét nghiệm chuyên sâu về các bệnh truyền nhiễm, vi sinh, sinh hóa, huyết học. Các hoạt động giám sát, chỉ đạo tuyến, nghiên cứu khoa học và đào tạo cũng là những điểm mạnh, góp phần tăng cường năng lực y tế dự phòng và đáp ứng dịch bệnh cũng như bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người dân.
- Lãnh đạo qua các thời kỳ:
Năm 2018 đến nay:
Trưởng Khoa: Ths Nguyễn Thị Hiền (2018 – nay)
Phó trưởng Khoa: Ths Nguyễn Ánh Hồng (2020 – nay)
Phó trưởng Khoa: Ths Phạm Thị Thanh Loan ( 2022 - nay)
Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền, Thạc sĩ Nguyễn Thị Ánh Hồng
Trưởng khoa VSHH Phó Trưởng khoa VSHH
Thạc sĩ Phạm Thị Thanh Loan
Phó Trưởng khoa VSHH
- Tổng số nhân lực
Hiện nay, Khoa XN VSHH gồm 19 nhân sự, bao gồm:
Thạc sĩ: 7 người (3 thạc sĩ Kỹ thuật Xét nghiệm Y học, 2 thạc sĩ Công nghệ Sinh học, 1 thạc sĩ Sinh học - Hóa học, 1 thạc sĩ Sinh học).
Đại học: 12 người (6 cử nhân xét nghiệm, 3 kỹ sư Công nghệ Sinh học, 1 kỹ sư Công nghệ Thực phẩm, 1 dược sĩ, 1 cử nhân điều dưỡng).
Tập thể khoa Vi sinh - Huyết học
- Cơ sở vật chất hiện có:
- Diện tích: Khoa XN VSHH được trang bị tại các tầng 1, 2, 4 và 6 trong tòa nhà với tổng diện tích 1800 m².
- Bố trí các khu vực và phòng xét nghiệm: Tuân thủ nguyên tắc một chiều, đảm bảo tránh nhiễm chéo.
- Hệ thống thoát khí: Hỗ trợ thoát nhiệt, khí độc hại.
- Tiện nghi an toàn: Hệ thống đồng bộ (chống rung, chống bụi, chống ồn, chiếu sáng, phóng xạ...), đảm bảo ATSH cấp II.
- Trang thiết bị: khoa có tổng số khoảng 210 thiết bị bao gồm hệ thống giải trình tự gen, Realtime PCR, ELISA tự động, sinh hóa tự động, huyết học tự động và các thiết bị máy móc phục vụ tương đối đầy đủ cho xét nghiệm Vi sinh – sinh hóa – huyết học hiện đại.
- Các thiết bị được bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn định kì theo quy định.
Hệ thống các phần mềm đang sử dụng tại khoa:
+ Phần mềm quản lý mẫu nước – thực phẩm
+ Phần mềm quản lý mẫu Bệnh dịch, KCB HIS- LIS.
- Thành tích nổi bật
Xét nghiệm phòng chống dịch Covid-19
Xét nghiệm phát hiện kịp thời các ca bệnh nghi ngờ gây bệnh dịch, ngộ độc trên địa bàn tỉnh, giúp đáp ứng nhanh công tác phòng chống dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm.
Nhận nhiều bằng khen giấy khen của Bộ Y tế, UBND tỉnh, Sở Y tế
- Hoạt động chuyên môn
Đảm bảo An toàn sinh học: cấp II
Hệ thống Quản lý chất lượng: ISO 17025: 2017; ISO 15189:2022
Quản lý Nhà nước về ATTP: Bộ Công thương; Bộ Y tế; Bộ KHCN; Bộ NN&PTNT; Bộ TN&MT
Danh mục kĩ thuật: Gồm 157 danh mục hướng dẫn được phê duyệt theo QĐ 404/QĐ-TTKSBT ngày 19/5/2023 .
Các xét nghiệm Phòng chống dịch: Covid, Cúm, SXH, Sởi, Rubella, Viêm não, Tay chân miệng, Bạch hầu, Ho gà, Đậu mùa khỉ…, Sàng lọc HIV, khẳng định HIV, tải lượng HIV, HBV, HCV, KST Sốt rét, KST đường ruột…
Các xét nghiệm phục vụ An toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường, không khí.
Hiện tại khoa chưa có hệ thống phòng ATSH cấp 3. Tuy nhiên, đã có mặt bằng cho xây dựng phòng ATSH cấp 3 (khoảng 80m2 – tại tầng 6 của tòa nhà); Trung tâm KSBT đã xây dựng định mức mua sắm TTB “Hệ thống phòng ATSH cấp 3” đang chờ phê duyệt.
- Công tác đào tạo chuyên môn/ chỉ đạo tuyến:
Hằng năm khoa có các nội dung hợp tác với các tổ chức Quốc tế như Path, Epic, Jica, Đài Loan, Tỉnh Quảng Tây Trung Quốc về đào tạo và các xét nghiệm phòng chống dịch bệnh
Khoa xây dựng kế hoạch và triển khai công tác đào tạo nội bộ hằng năm và cử cán bộ đi đào tạo bên ngoài (tuyến trung ương, các đơn vị có nội dung cần học tập, trong nước và nước ngoài). Khoa thực hiện công tác đào tạo cho tuyến dưới và các bệnh viện về công tác phòng chống dịch, Xét nghiệm KST, XN HIV, An toàn sinh học.
Khoa đã và đang thực hiện các đợt giám sát trực tiếp về chuyên môn định kỳ hằng năm và giám sát thường kỳ online hoặc qua điện thoại cho tuyến dưới và các bệnh viện.
- Nghiên cứu khoa học/ Hợp tác quốc tế :
Hằng năm khoa đều triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Khoa đã triển khai thành công 01 nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh (2016) và đang tham gia 01 đề tài NCKH cấp tỉnh (2024-2027), 01 NCS thực hiện đề tài Luận án Tiến sĩ...
- Định hướng phát triển
Xây dựng hệ thống phòng ATSH cấp III
Nâng cao năng lực ứng dụng AI: Triển khai hệ thống phân tích dữ liệu AI trong các xét nghiệm huyết học, vi sinh, và phân tử.
Phát triển các kỹ thuật mới: Ứng dụng công nghệ sinh học tiến tiến trong xét nghiệm gen, nuôi cấy tế bào.
Tăng cường đào tạo chuyên sâu: Hợp tác với các đối tác quốc tế trong việc chuyển giao công nghệ AI và sinh học phân tử.
Một số hình ảnh khoa Vi sinh - Huyết học