21/10/2011 | 7:55:02 PM

Khoảng cách phát tán tối đa của muỗi cái trưởng thành Aedes Aegypti và Aedes Albopictus tại khu vực thành thị

Hiện nay, Aedes aegypti (Ae. aegypti) được xem như là một véc-tơ chính truyền virus dengue gây bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD), trong khi Aedes albopictus (Ae. Albopictus) là loài thứ yếu.
Tuy nhiên, cả 2 loài đều được tìm thấy trong sinh cảnh đô thị và ven đô. Theo kết quả giám sát của chương trình phòng chống SXHD quốc gia từ 1999 tới nay, các vụ dịch SXHD đều phát hiện có sự hiện diện của chỉ loài Ae. aegypti, hoặc cả hai loài Ae. aegypti vàAe. albopictusKhả năng bay xa của Ae. aegypti và Ae. albopictus tùy thuộc vào điều kiện sinh thái, khí hậu như gió, độ ẩm, nhiệt độ, lượng mưa, địa hình, thảm thực vật, đặc điểm nhà ở, nguồn máu. Ngoài ra, loài Aedes có thể bay phát tán để tìm bạn tình, tìm máu vật chủ, màu sắc và tìm nơi đẻ trứngNghiên cứu được tiến hành từ tháng 7/2009 – tháng 3/2010 tại phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, nơi có mật độ nhà ở tại đây ở mức vừa phải và sẽ mang tính đại diện cao cho các khu đô thị, thị xã, thị trấn. Muỗi được đánh dấu với chất phát sáng huỳnh quang (Rhodamine B 0.5% của công ty Sigma, Germany) và phóng thả tại một điểm ngoài nhà thuộc phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Sau phóng thả 1 ngày, muỗi được bắt lại bằng bẫy dính và máy hút đeo vai của CDC, Hoa Kỳ trong 7 ngày liên tiếp. Toàn bộ muỗi thu thập được định loại và xác định muỗi đã được đánh dấu huỳnh quang tại Phòng thí nghiệm Côn trùng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Các yếu tố về sinh thái như: hàng rào, vườn, thảm thực vật hoặc các khu vực xây dựng xung quanh được phân tích để tìm ra các mỗi liên quan với mức độ phát tán của muỗi Aedes.
 
          Trong vòng 7 ngày, tỷ lệ muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus đã bắt lại được tương ướng là 3,0% và 2,4%. Máy hút đeo vai bắt được nhiều muỗi hơn so với bẫy dính khoảng 2 lần đối với cả 2 loài. Lượng muỗi bắt lại của cả 2 loàiAe. agypti và Ae. albopictus giảm dần theo ngày sau khi phóng thả và đến ngày thứ 7 số lượng bắt lại tương ứng là 0 và 5 con. Tương tự số muỗi bắt lại của cả 2 loài Ae. agypti và Ae. albopictus giảm dần khi khoảng cách xa dần điểm phóng thả. Đối với Ae. agypti, không ghi nhận bắt lại được con nào ở khoảng cách xa hơn 100m, trong khi đó tại khoảng cách 160-180m đã bắt lại được 2 muỗi Ae. Albopictus.
 
          Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng độ phát tán của muỗi cái Ae. aegypti (trung bình 35,3m; tối đa 100m) thấp hơn nhiều so với Ae. albopictus (trung bình 50,6m; tối đa 180m). Điều này hoàn toàn phù hợp với tập tính khác nhau giữa 2 loài Aedes này. Muỗi Ae. albopictus có tập tính hoang dại (trú đậu ngoài nhà và thích hút máu động vật như lợn, trâu, bò,...) hơn Ae. aegypti nên phát tán xa hơn. Chính vì tập tính trú đậu trong nhà và chỉ thích hút máu người nên muỗi Ae. aegypti đóng vai trò là véc tơ chính trong các vụ dịch SXHD. Tuy nhiên, sự phát tán của các loài muỗi còn phụ thuộc vào địa lý, đặc điểm của vị trí nghiên cứu, số lượng phóng thả và loại bẫy sử dụng.
 
           KẾT LUẬN
 
           - Muỗi Ae. albopictus có khả năng phát tán xa hơn so với Ae. aegyptiPhát tán trung bình của muỗi cái trưởng thành Ae. aegypti và Ae. albopictus tương ứng là 35,3m và 50,6m từ điểm phóng thả trong vòng 7 ngày. Khả năng phát tán tối đa của muỗi cái trưởng thành Ae. aegypti và Ae. albopictus tương ứng là 100m và 180m.
 
           - Tỷ lệ bị bắt lại của Ae. aegypti và Ae. albopictus tương ứng 3,0% và 2,4% và không có sự khác biệt.
 
           - Sử dụng máy hút đeo vai CDC, Hoa Kỳ có hiệu quả bắt muỗi cao so với bẫy dính.
 
                                                                                                               ThS. Vũ Trọng Dược
                                                                                                              Khoa Côn trùng & ĐVYH

Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814