Khỏe tại bàn làm việc
|
Không căng mắt. Jean Duffy Rath, nhà vật lý trị liệu ở Syracuse (New York, Mỹ) cho biết, thói quen rướn cổ và đầu sát màn hình vi tính có thể dẫn đến nhiều triệu chứng, từ đau đầu đến mờ mắt. Khoảng cách lý tưởng nhất giữ mặt và màn hình được các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo là khoảng từ 45-60 cm. Từ khoảng cách này, bạn sẽ không phải nheo mắt để đọc tài liệu. Hơn nữa, cũng cần điều chỉnh sự cân đối giữa chiều cao của ghế với bàn làm việc phù hợp với kích thước cơ thể.
Nghỉ giải lao. Trong khi làm việc, thỉnh thoảng cứ khoảng 30 phút, rời mắt khỏi màn hình một lần, đồng thời đổi hướng nhìn vào các điểm ở xa. Đây là cách hữu hiệu nhất để thư giãn đôi mắt, tiến sĩ Pamela McCauley Bush ở Đại học Central Florida ở Orlando (Mỹ) khuyến cáo trên Womansday. Ông nói thêm, thay vì tập trung nhìn vào một điểm có ánh sáng chói, thỉnh thoảng đổi hướng nhìn vào một nơi khác xa hơn chừng 20 giây chính là giải pháp tối ưu bảo vệ mắt. Thậm chí, có thể rời khỏi bàn làm việc, đứng lên đi lấy nước uống hoặc trò chuyện vài câu với đồng nghiệp cũng giúp giảm căng thẳng cho toàn bộ cơ thể.
Giữ vai ngay ngắn. Tư thế này không chỉ giúp bạn thoải mái trong khi làm việc mà còn giúp giảm nguy cơ gặp các vấn đề ở vai, cổ. Tư thế ngồi đúng là cột sống thẳng và xương chậu nghiêng nhẹ về phía trước, tiến sĩ Duffy Rath cho biết. Nếu bạn đang ngồi sai tư thế, hãy chỉnh lại. Luôn nhắc nhở mình kiểm tra thường xuyên để chắc chắn bạn đang ngồi ở tư thế tốt nhất.
Hạn chế bàn phím laptop. Thông thường bàn phím máy tính xách tay được thiết kế nhỏ hơn so với bàn phím máy tính bàn. Loại bàn phím này sẽ khiến bạn đánh máy khó hơn, vì nó ở vị trí không phù hợp so với màn hình và mắt. Theo Tamara James, Giám đốc Đại học Duke ở Durham (North Carolina, Mỹ), nếu bạn buộc phải sử dụng máy tính xách tay, hãy đặt màn hình ở độ cao phù hợp và nên mua một bộ bàn phím rời.
Giữ cổ tay thẳng. Uốn cong hoặc bẻ cong cổ tay khi đánh máy có thể dẫn đến hội chứng ống cổ tay do dây thần kinh bị chèn ép. Tốt nhất đặt bàn phím nằm gần với bàn tay để việc đánh máy thuận lợi hơn. Song song đó, cũng cần điều chỉnh chiều cao ghế sao cho tay ngang bằng hoặc thấp hơn khuỷu tay, cổ tay. Ở vị trí này, khuỷu tay sẽ không bị đau khi sử dụng vi tính quá lâu, tiến sĩ Duffy Rath giải thích.
Tránh bắt chéo chân. Ngồi bắt chéo chân trong trong thời gian dài có thể làm giảm sự lưu thông máu, dẫn đến tổn thương dây thần kinh và các mô, Tamara James cho biết. Cô nói thay vì bắt chéo chân, nên giữ hai chân đặt dưới đất, bắp đùi vuông góc với cẳng chân sẽ tạo ra sự thoải mái. Nếu chân ngắn hơn ghế, hãy điều chỉnh chiều cao của ghế sao cho phù hợp với tư thế này.
Không ấn mạnh vào bàn phím. Cho dù đang căng thẳng do áp lực công việc, đừng nên cố nhấn vào bàn phím một lực không cần thiết. Đập tay vào bàn phím không những làm gia tăng căng thẳng mà còn làm đau ngón tay. Khi cảm thấy quá mệt mỏi và gặp các dấu hiệu như tê cứng, đau, khó chịu, hãy tạm dừng công việc lại, tiến sĩ Duffy Rath chia sẻ. Một cách khác để không làm đau ngón tay là thỉnh thoảng kích chuột bằng ngón tay không thuận, để ngón tay thuận của bạn được nghỉ ngơi.
Sử dụng đệm hỗ trợ thắt lưng. Dùng đệm cho phần dưới lưng có thể hỗ trợ cột sống cũng như giúp bạn ngồi lâu hơn mà không đau nhức. Trên thị trường hiện nay, có khá nhiều bộ bàn ghế cung cấp các công cụ hỗ trợ cho lưng; nếu không có điều kiện, có thể dùng chiếc gối nhỏ, mềm chèn vào sau lưng mỗi khi ngồi làm việc.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
Hiện nay, Miền Bắc đang vào mùa Đông Xuân. Đặc biệt vào 2,3 ngày nay, nhiệt độ xuống rất thấp. Thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển. Chúng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi hít thở, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi, mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, sử dụng corticoid kéo dài), sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm