Không chủ quan, buông lỏng các biện pháp phòng, chống dịch
Ngày 23/4, 100% CBCCVC trên địa bàn tỉnh đã trở lại làm việc tại các cơ quan công sở. |
Nhịp sống trở lại trong an toàn
Ngày đầu tiên nới lỏng các quy định nghiêm ngặt về giãn cách xã hội, dường như ai cũng mang tâm thế thoải mái hơn khi thực hiện các hoạt động thường ngày nhưng vẫn luôn ý thức cao và tuân thủ công tác phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh.
Ghi nhận của phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh, trên các tuyến đường chính của TP Hạ Long, như: Đường Nguyễn Văn Cừ, đường bao biển Trần Quốc Nghiễn, đường 25/4... mật độ người, phương tiện lưu thông đã đông đúc hơn so với những ngày trước.
Tại các điểm công cộng như công viên, quảng trường, đường bao biển... người dân đã đi tập luyện thể dục thể thao. Đáng chú ý, người dân đều tuân thủ khá tốt việc thực hiện nghiêm quy định đeo khẩu trang và cách ly với người khác.
Bà Nguyễn Thị Hạnh (khu 9, phường Hồng Hà), hồ hởi: 22 ngày thực hiện cách ly toàn xã hội, do nhà chật chội nên việc tập thể dục của tôi hạn chế. Để cải thiện sức khỏe, tôi thường đi bộ quanh phòng khách và vận động chân tay theo nhịp bước, rất bí bách. Hôm nay được ra ngoài hít thở không khí trong lành, tôi thấy trong người sảng khoái hơn. Mặc dù vậy, tôi vẫn đeo khẩu trang khi ra ngoài và thực nghiêm giữ khoảng cách khi tiếp xúc với mọi người nơi công cộng.
Sở Nội vụ thực hiện đo thân nhiệt cho cán bộ công chức khi đến nơi làm việc. |
Trong ngày 23/4, các phương tiện vận tải hành khách nội tỉnh như taxi, xe khách đã hoạt động trở lại, còn các phương tiện vận tải hành khách liên tỉnh, các hoạt động kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí vẫn dừng hoạt động đảm bảo theo đúng quy định của Trung ương, của tỉnh.
Tại các khu chợ khá đông đúc, nhưng luôn có mặt của lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, nhắc nhở. Trên các tuyến đường, đa phần các cơ sở kinh doanh, cửa hàng tiếp tục đóng cửa, chỉ có một số cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát, lương thực, thực phẩm, sửa chữa… mở cửa trở lại để phục vụ nhu cầu người dân và tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch.
Chị Lê Thị Kim Anh, chủ cửa hàng Mỳ cay ở phường Hồng Hải, TP Hạ Long chia sẻ: Sau 3 tuần tạm ngừng phục vụ khách trực tiếp đến ăn tại cửa hàng để thực hiện giãn cách xã hội, khi nắm được thông tin Quảng Ninh nới lỏng giãn cách xã hội và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được tiếp tục hoạt động, sáng sớm tôi đã dọn dẹp lại cửa hàng, chuẩn bị thực phẩm để có thể đón khách trở lại. Tuy nhiên, cửa hàng vẫn hạn chế tiếp khách, chỉ phục vụ đủ số lượng dưới 15 người; bố trí dung dịch nước sát khuẩn cho khách và thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cùng với đó, cửa hàng vẫn chủ yếu phục vụ bán đồ cho khách mang về và ship hàng đến tận nhà cho khách đặt qua điện thoại.
Các lực lượng chức năng thực hiện phân luồng giao thông tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 tại cầu Bạch Đằng. |
Không chỉ nhịp sống dần trở lại sau giãn cách xã hội trên các tuyến đường, tại các cơ quan, đơn vị, CBCCVC-NLĐ đã trở lại làm việc tại công sở. Theo ghi nhận tại một số cơ quan như: Sở Nội vụ, Sở Giao thông và Vận tải, Ban Quản lý Khu kinh tế, trong sáng 23/4, 100% CBCCVC các đơn vị đều có mặt tại nơi làm việc, tuân thủ nghiêm kỷ luật, kỷ cương công vụ, đi làm đúng thời gian, đúng quy định cơ quan. Đồng thời, bắt tay ngay vào thực hiện các nhiệm vụ được giao để đảm bảo chất lượng, tiến độ công việc.
Chị Ngô Thanh Thủy, cán bộ phòng Tổ chức biên chế và tổ chức phi chính phủ (Sở Nội vụ) cho biết: Sau 22 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của tỉnh, hôm nay 100% CBCC của sở đã đi làm đầy đủ trở lại, với tinh thần phấn khởi hơn. Trong ngày đầu tiên trở lại công sở, tôi và toàn thể cán bộ trong phòng đã tập trung ngay vào triển khai thực hiện các công việc được lãnh đạo giao, trong đó tập trung hoàn thành các nhiệm vụ cấp bách, các nhiệm vụ đã đánh dấu tiến độ cụ thể như tổ chức bộ máy, các mô hình tỉnh thí điểm triển khai… Dù trở lại làm việc đông đủ nhưng chúng tôi tuân thủ rất nghiêm các quy trình về phòng chống dịch để đảm bảo làm việc an toàn, hiệu quả.
Các phương tiện đi qua chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại cầu Bạch Đằng tăng gấp 4 lần so với thời điểm thực hiện giãn cách xã hội. |
Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân dân, 13 chốt kiểm soát liên ngành phòng, chống dịch Covid-19 trên các tuyến giao thông cửa ngõ ra vào tỉnh vẫn duy trì thực hiện kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện từ tỉnh ngoài vào Quảng Ninh. Tại chốt kiểm soát cầu Bạch Đằng, mật độ phương tiện đến tỉnh tăng gấp 4 lần so với thời điểm thực hiện giãn cách xã hội nhưng các biện pháp kiểm soát phòng dịch đều được lực lượng triển khai nghiêm túc, đúng quy định.
Mỗi người và phương tiện lưu thông qua chốt đều được lực lượng chức năng kiểm tra rất kỹ càng, như: Đo thân nhiệt đến khai báo họ tên, số căn cước công dân, điện thoại liên hệ, địa chỉ nơi ở, nơi đến và mục đích đến.
Trung tá Nguyễn Văn Năm, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông, trật tự TX Quảng Yên, cho biết: Do lượng người và phương tiện qua chốt sau nới lỏng giãn cách xã hội tăng hơn nên lực lượng tại chốt kiểm soát phải làm việc với tần suất cao hơn. Tuy nhiên, công việc từ sáng đến nay đều diễn ra suôn sẻ, người điều khiển các phương tiện đều sẵn sàng hợp tác khai báo, kiểm tra thân nhiệt. Cùng với đó, mọi biện pháp kiểm soát đều được thực hiện chặt chẽ đúng quy trình. Đối với những xe cá nhân đến Quảng Ninh không có lý do chính đáng đều được động viên quay đầu; những trường hợp cấp thiết theo quy định tại Chỉ thị 16/CT-TTg đều được tạo điều kiện để vào tỉnh.
Quyết tâm ngăn chặn đại dịch
Sau 22 ngày thực hiện giãn cách xã hội, với những hiệu quả rõ nét tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện trong phòng, chống dịch Covid-19, từ nhóm của nguy cơ cao, Quảng Ninh được Chính phủ xác định là tỉnh nằm trong nhóm địa phương có nguy cơ thấp lây nhiễm dịch bệnh và được thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội.
Tuy nhiên với đặc thù là tỉnh có biên giới trên bộ, trên biển giáp Trung Quốc và hệ thống giao thông đến Quảng Ninh bằng các phương tiện đường bộ, đường biển và hàng không; đặc biệt trong thời điểm phải xác định tình trạng sống trong trạng thái có dịch, chuyển sang giai đoạn chống dịch dài hơi hơn, căn cơ hơn cùng với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, cần khôi phục lại các ngành kinh tế du lịch dịch vụ - ngành thế mạnh của tỉnh; đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu… Vì vậy, Quảng Ninh vẫn không thể an toàn trước đại dịch nếu như các biện pháp phòng, chống dịch không tiếp tục được triển khai nghiêm túc, quyết liệt.
Nhiều người dân đã đến Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh giải quyết các thủ tục hành chính và tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch. |
Được biết, trong mỗi giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19, Quảng Ninh đều đã xây dựng kịch bản với những phương án cụ thể, bám sát chỉ đạo của Trung ương và thực tiễn tại địa phương. Đây cũng là lý do vì sao, dù là địa bàn sôi động về hoạt động du lịch, dịch vụ, thương mại, lưu lượng người, phương tiện ra vào tỉnh qua đường bộ, đường biển, hàng không... lớn, mà Quảng Ninh đến nay vẫn an toàn.
Với mục tiêu kiên định giữ vững những kết quả đã đạt được và bảo vệ tuyệt đối an toàn sức khỏe, tính mạng của nhân dân, đồng thời duy trì, ổn định xã hội, từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế để phát triển sản xuất, kinh doanh trong môi trường an toàn, Quảng Ninh đã ban hành Công điện số 07/CĐ-UBND ngày 22/4, để chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 và khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, tiếp tục thực hiện cách ly các hoạt động trong xã hội trên địa bàn tỉnh đến hết ngày 3/5. Các địa phương trong tỉnh chia làm 2 nhóm. Nhóm có nguy cơ gồm các địa phương: Hạ Long, Quảng Yên, Móng Cái, Cẩm Phả, Đông Triều, Uông Bí, các địa phương còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp. Các nhóm nguy cơ và nguy cơ thấp sẽ thực hiện từng biện pháp phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh.
Một số cửa hàng kinh doanh ăn uống đã mở cửa trở lại. |
Để giữ Quảng Ninh an toàn, tỉnh quyết định duy trì, củng cố hoạt động tại các chốt kiểm soát liên ngành tại các vị trí ra, vào tỉnh, kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu, đường mòn lối mở ngăn chặn người qua lại biên giới trái phép và các tuyến cập cảng, bến từ đường biển vào đất liền. Tất cả những người đến từ/đi qua vùng dịch đến tỉnh Quảng Ninh, người dời tỉnh Quảng Ninh đến các vùng dịch trở về trong khoảng thời gian đến hết 3/5/2020 (trừ các trường hợp được phép theo quy định tại Chỉ thị số 16/CT-TTg) sẽ thực hiện cách ly y tế 14 ngày.
Tất cả các hoạt động vận tải hành khách công cộng liên tỉnh; việc tổ chức các nghi lễ, sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng tập trung đông người; các hoạt động lễ hội, văn hóa, vui chơi giải trí, thể thao tập trung đông người tại nơi công cộng, hoạt động đón khách tham quan, du lịch tại các khu, điểm du lịch, di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng trên địa bàn tỉnh dừng hoạt động đến hết ngày 3/5.
Người điều khiển phương tiện qua các chốt kiểm soát liên ngành ra vào tỉnh đều vẫn phải thực hiện khai báo y tế. |
Đối với các địa bàn được xác định là an toàn, các hoạt động chính trị, kinh tế - xã hội được phép triển khai với quy mô số người được lựa chọn phù hợp nhưng vẫn phải thực hiện nghiêm quy trình phòng chống dịch. Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở giáo dục, đào tạo; ngân hàng, kho bạc, chứng khoán; các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu, ăn uống, giải khát được tiếp tục hoạt động trở lại. Cán bộ, nhân viên làm việc đầy đủ tại trụ sở để xử lý công việc, nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Các tổ tự quản tại tổ dân, thôn, khu phố tiếp tục được duy trì để kiểm soát toàn diện những di biến động về nhân khẩu đi, đến tại từng gia đình trong tổ dân phố; đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch tại thôn, khu trên địa bàn.
Với sự chỉ đạo kịp thời của tỉnh, tin tưởng rằng doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân đồng lòng, chung sức cùng với tỉnh tuân thủ nghiêm túc các biện pháp để sớm đẩy lùi dịch Covid-19.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 18/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; Chỉ thị số 01/CT-BYT ngày 06/01/2025 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025; Chỉ thị số 43-CT/TU ngày 25/12/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; Công văn số 3721/UBND-VHXH ngày 27/12/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 43-CT/TU ngày 25/12/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; Kế hoạch số 169/KH-BCĐLNATTP ngày 31/12/2024 của Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội Xuân 2025; Kế hoạch số 300/KH-UBND ngày 26/12/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Tổ chức các hoạt động Tết Ất Tỵ năm 2025.
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
Hiện nay, Miền Bắc đang vào mùa Đông Xuân. Đặc biệt vào 2,3 ngày nay, nhiệt độ xuống rất thấp. Thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển. Chúng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi hít thở, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi, mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, sử dụng corticoid kéo dài), sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh.
Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế. Trong đó, Bộ đề xuất quy định về cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025 Ngày 30/11/2024 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 173/2024/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Bộ Y tế công bố 62 bệnh hiếm, hiểm nghèo không cần giấy chuyển tuyến được hưởng BHYT 100%
Ngay trong ngày đầu tiên của năm 2025, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024, trong đó có danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng 100% mức hưởng BHYT.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổng kết công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024
Chiều ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Phòng, chống bệnh tay chân miệng, ngăn ngừa ca mắc mới
Hiện nay, bệnh tay chân miệng (TCM) đang gia tăng ở nhiều địa phương. Đây là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trước tình hình này, việc nâng cao nhận thức và thực hiện các biện pháp phòng chống hiệu quả là vô cùng cấp thiết, nhằm bảo vệ sức khỏe của trẻ em và kiểm soát dịch bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
- Đại hội Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030