Không chủ quan với bệnh dại
Phóng viên: Xin bác sĩ cho biết tình hình bệnh dại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 3 tháng đầu năm 2020 như thế nào? thưa bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hường: Ở nước ta, hàng năm vẫn ghi nhận hàng trăm ca dại tử vong. Trong 3 tháng đầu năm 2020, cả nước ghi nhận 20 ca tử vong do dại tăng so với năm 2019 (15 ca). Tại Quảng Ninh, mới đây đã ghi nhận 1 trường hợp bé trai 7 tuổi xã Quảng Thành, huyện Hải Hà, Quảng Ninh tử vong sau khi bị chó cắn 1 tháng. Mặc dù cháu bị chó cắn vào ngón tay nhưng gia đình chủ quan không đưa cháu đi tiêm phòng vắc xin phòng Dại.
Phóng viên: Xin bác sĩ cho biết những đặc điểm chung của bệnh dại?
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hường: Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút, gây tác động lên thần kinh trung ương. Bệnh lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh. Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương, nguồn truyền bệnh chủ yếu là chó. Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng, nhất là từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm.
Người bị mắc bệnh dại do bị lây truyền vi rút dại qua vết cắn, vết cào, liếm của động vật bị dại trên da bị tổn thương (thường là chó, mèo). Ở nước ta, chó nhà nuôi là nguồn truyền bệnh dại chủ yếu cho người chiếm 96-97%.
Người bị con vật nhiễm virus dại cắn sẽ ủ bệnh trong khoảng 2-8 tuần (có thể chỉ khoảng 10 ngày nhưng cũng có thể kéo dài 1 năm, thậm chí lâu hơn). Thời gian ủ bệnh tùy thuộc vào vị trí vết cắn và số lượng virus xâm nhập cơ thể qua vết cắn. Bệnh khởi phát với các triệu chứng ban đầu như sốt, sợ hãi, đau đầu, mệt mỏi, khó chịu,... Giai đoạn viêm não xuất hiện với các biểu hiện mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như: sợ ánh sáng, tiếng động và gió. Ngoài ra bệnh nhân có thể kèm theo các rối loạn như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp... Khi đã lên cơn dại, kể cả người và động vật đều dẫn đến tử vong.
Phóng viên: Đâu là nguyên nhân làm gia tăng bệnh dại trên động vật và phải làm gì để phòng chống bệnh dại trên người, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hường: Nguyên nhân làm gia tăng bệnh dại là do tỷ lệ tiêm phòng cho đàn chó rất thấp, trong khi mùa hè thời tiết nóng bức, nguy cơ phát sinh bệnh dại trên chó rất cao. Điều rất đáng lo ngại là đến nay, vẫn không có phương pháp điều trị đặc hiệu nào khi đã phát bệnh. Vì thế, bệnh gây tử vong 100% ở người mắc bệnh dại. Vì vậy nếu bị chó, mèo hay các động vật khác bị dại hoặc nghi ngờ bị dại cắn, cần tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm, nhất là khi vết cắn gây xước da và vết thương chảy máu ở vùng da tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi dại. Là bệnh nguy hiểm song bệnh dại có thể phòng, điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại.
Phóng viên: Có thông tin cho rằng, việc tiêm vắc xin phòng dại có thể gây tổn hại cho sức khỏe, bác sĩ có thể nói rõ hơn về điều này?
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hường: Tất cả các loại vắc xin phòng bệnh dại cho người đều đã phải trải qua các kiểm định về chất lượng cũng như hiệu lực, độc tính, độ an toàn và vô trùng. Tất nhiên, cũng như các loại vắc xin khác, vắc xin phòng dại khi tiêm vào người đều có những phản ứng không mong muốn, song không đáng kể. Hầu hết các trường hợp được tiêm phòng vẫn tiếp tục làm việc, lao động bình thường mà không gặp bất cứ trở ngại nào.
Phòng tiêm Safpo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh ở số 651, đường Lê Thánh Tông, phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long hiện tại sử dụng 2 loại vắc xin phòng Dại là: Abhayrab và Indiarab của Ấn Độ sản xuất, kháng huyết thanh SAR của Việt Nam.
Phóng viên: Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện những gì? Thưa bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hường: Bệnh dại nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Cách phòng bệnh tốt nhất là phải tiêm phòng cho 100% chó, mèo nuôi đầy đủ và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
2. Nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.
3. Khi bị chó, mèo cắn cần:
- Rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để phòng chống bệnh dại.
- Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70%, cồn iod hoặc povidone-iodine (nếu có).
- Hạn chế làm dập nát vết thương và không băng kín vết thương.
- Đến ngay Trung tâm Y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.
- Tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa.
Phóng viên: Xin cảm ơn bác sĩ, đã có những chia sẻ hết sức hữu ích!
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Đoàn công tác Công an tỉnh thăm, chúc Tết CDC Quảng Ninh
Nhằm động viên các cán bộ, nhân viên y tế nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ, chiều ngày 28/01/2025, đoàn công tác do đồng chí Lê Đức Hiền, Trưởng phòng hậu cần, Công an tỉnh làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm, tặng quà cán bộ, nhân viên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản