Không chủ quan với bệnh sởi ở người lớn
Bệnh sởi có lây không?
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Paramyxoviridae gây ra. Những người chưa có miễn dịch với bệnh sởi đều có nguy cơ mắc bệnh.
Vi rút sởi có trong mũi và cổ họng của người bị nhiễm bệnh. Nếu tiếp xúc trực tiếp với chất nhầy từ mũi/cổ họng hoặc tiếp xúc với cơn ho, hắt hơi của người bệnh có nguy cơ bị lây nhiễm. Người bị mắc sởi thường dễ lây bệnh cho người khác từ 7 ngày trước cho đến 7 ngày sau khi khởi phát ban đỏ. Ngoài ra, bệnh sởi còn có thể lây từ mẹ sang con qua đường máu trong quá trình mang thai.
Bệnh sởi ở người lớn nguy hiểm hơn bạn tưởng
Biểu hiện của bệnh sởi ở người lớn
Người lớn hiếm khi mắc sởi vì đa số đã nhiễm bệnh từ khi còn nhỏ và miễn dịch với bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp người lớn vẫn mắc sởi do chưa có miễn dịch. Khi nhiễm bệnh, người bệnh sẽ có thời gian ủ bệnh từ 7-21 ngày (trung bình 10 ngày), sau đó bệnh mới phát tán thành các biểu hiện bệnh cụ thể. Những dấu hiệu của bệnh sởi bao gồm:
- Sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu.
- Viêm long đường hô hấp trên (ho khan, ngạt mũi, sổ mũi chảy nước mũi).
- Mắt đỏ, cộm, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, sưng nề mi mắt.
- Trong khoang miệng trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên) có thể thấy hạt nhỏ có kích thước 0,5-1 mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên.
- Phát ban sau sốt cao 3-4 ngày, ban hồng nổi cộm lên mặt da, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân. Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi ở người lớn
Khác với trẻ nhỏ, bệnh sởi ở người lớn sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, liệt, động kinh,…
Phụ nữ đang mang thai cũng có nguy cơ mắc sởi nếu tiếp xúc với nguồn bệnh. Vi rút sởi sẽ gây ra tình trạng sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, trẻ bị nhẹ cân, dị tật thai nhi hoặc thai nhiễm sởi tiên phát.
Những di chứng của bệnh sởi ở người lớn thường không được nhận biết để ngăn chặn kịp thời. Thông thường sau khi hết sốt và hết phát ban, một số bệnh nhân tưởng đã khỏi hẳn, nhưng sau đó tình trạng sốt cao trở lại gây đau đầu, co giật, thay đổi ý thức từ lú lẫn dẫn tới hôn mê. Bệnh nhân có thể bị liệt tứ chi, rối loạn cơ tròn xuất hiện, đó là khi bệnh đã biến chứng sang viêm màng não hoặc viêm tủy. Các biến chứng nặng khác có thể xảy ra khi mắc sởi như viêm phổi, viêm phế quản phổi, viêm kết – giác mạc dẫn tới loét giác mạc, mù lòa. Ngoài ra, do quan niệm bệnh sởi chỉ có thể xuất hiện ở trẻ em, người lớn thường chủ quan không có những biện pháp cách ly, các chế độ chăm sóc dinh dưỡng cũng như vệ sinh tốt. Đây là nguyên nhân khiến bệnh dễ dàng lây lan trong cộng đồng và có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề.
Điều trị bệnh sởi ở người lớn
Nguyên tắc điều trị:
- Điều trị các triệu chứng xảy ra, kết hợp chế độ chăm sóc người bệnh bao gồm vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng qua ăn uống.
- Phát hiện kịp thời khi các biến chứng xảy ra để tiến hành điều trị. Đối với bệnh sởi, nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, người bệnh có thể được điều trị tại nhà. Người bệnh cần được vệ sinh, chăm sóc răng miệng, vệ sinh mắt và vệ sinh cơ thể. Bên cạnh đó, trong chế độ ăn uống của người bệnh cần bổ sung vitamin A. Theo nghiên cứu, việc bổ sung vitamin A có tác dụng làm giảm 50% trường hợp tử vong do bệnh sởi gây ra và phòng, chống các biến chứng như viêm loét giác mạc, mù lòa.
Khi bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, cần có các biện pháp để giảm sốt như dùng thuốc hạ sốt với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, để người bệnh nằm ở nơi thoáng mát, tránh gió lùa, cho uống đủ nước và dùng thêm nước hoa quả.
- Cách ly bệnh nhân nhiễm bệnh sởi: Nên hạn chế tối đa việc gặp gỡ, tiếp xúc với người khác, kể cả thành viên trong gia đình. Trường hợp cần người chăm sóc, nên đeo khẩu trang thường xuyên để tránh lây lan bệnh.
Để phòng tránh biến chứng của bệnh sởi, cần lưu ý và theo dõi các biểu hiện sau ở bệnh nhân:
- Theo dõi nhiệt độ của bệnh nhân trong 2 trường hợp: bệnh nhân không còn những chấm đỏ trên da nhưng còn sốt và bệnh nhân đã hạ sốt nhưng sau đó lại lên cơn sốt trở lại.
- Bệnh nhân bị ho đột ngột, mỗi lúc lại thấy tần suất ho tăng lên, người bắt đầu thấy mệt hơn.
- Bệnh nhân hô hấp bất thường, nhịp tim nhanh, ngủ li bì.
Với những trường hợp như vậy, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Tiêm phòng vắc xin là cách hữu hiệu để ngăn ngừa bệnh sởi
Cách phòng, chống bệnh sởi
Tiêm vắc xin là cách duy nhất để ngăn ngừa bệnh sởi. Vắc xin phòng sởi thường được tiêm cho trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi và tiêm lại vào lúc 4-6 tuổi. Người trưởng thành và trẻ lớn chưa miễn dịch cũng cần phải tiêm vắc xin, đặc biệt những phụ nữ dự định có thai cần tiêm vắc xin phòng sởi ít nhất 1 tháng trước khi có thai.
Để chủ động phòng, chống bệnh sởi khi đang mùa dịch, chúng ta nên đeo khẩu trang khi ra đường, thường xuyên sát trùng mũi họng, rửa tay bằng xà phòng và nước ấm, che miệng khi ho và hắt hơi. Cần giữ cho môi trường sống trong lành, thoáng khí, sạch sẽ; ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng. Hạn chế đến những nơi đông người để tránh lây nhiễm bệnh. Với những người nghi mắc sởi cần cách ly để tránh lây nhiễm cho người khác.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
CDC Quảng Ninh tăng cường tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV
Nối tiếp nội dung của lớp tập huấn Tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025, từ ngày 09-11/04/2025, CDC Quảng Ninh tiếp tục giảng dạy các nội dung về tư vấn xét nghiệm HIV cho hơn 30 cán bộ tham gia công tác tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
Dịch sởi bùng phát: Nguyên nhân và giải pháp
Dịch sởi đang lan rộng trên cả nước với số ca nghi nhiễm lên đến 40.000 trường hợp và 5 ca tử vong chỉ trong ba tháng đầu năm 2025.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025