Không hoang mang khi nhiễm virut viêm gan B
Gặp những người chung sống với bệnh viêm gan B
Bà Phạm Thị C., 57 tuổi, ở Cầu Bươu, Hà Nội, từng là công nhân Nhà máy đồ hộp xuất khẩu Hà Nội, cách đây 7 - 8 năm trong một lần đi khám sức khỏe, tình cờ lúc siêu âm các bác sĩ phát hiện bà bị lách to, sau đó một thời gian tự nhiên bà thấy trong người mệt mỏi, khó chịu, ăn không muốn ăn, bà đi khám xét nghiệm máu được biết bị viêm gan B mạn tính. Hiện bệnh của bà đã chuyển sang giai đoạn xơ gan, da và mắt của bà bị vàng, có lúc bà rơi vào tình trạng hôn mê gan. Khi hỏi về hoàn cảnh gia đình, bà ứa nước mắt tủi thân. Nhiều năm nay bà phải thường xuyên ra vào viện, nằm viện một mình không có người chăm sóc, chồng bà đã mất 10 năm nay, hai con của bà đều phải đi làm. Bà chia sẻ: “Đợt khỏe thì cứ 3 tháng tôi lại vào viện nằm 20 ngày, đợt yếu thì cứ chục ngày, cũng may tôi có bảo hiểm y tế nên được thanh toán các khoản thuốc men, giường bệnh..., tôi chỉ phải bỏ tiền ra mua một số loại thuốc không có trong bảo hiểm”. Mong ước lớn nhất của bà lúc này là được khỏe, lương hưu của bà chỉ 2 triệu đồng/tháng, ấy vậy mà riêng tiền thuốc để chữa bệnh đã mất đến 3 triệu/tháng, chưa kể những lần nằm viện chi phí lại đội lên.
![Hình ảnh virut viêm gan B.](http://skds3.vcmedia.vn/2014/794842-553b1.jpg)
Hình ảnh virut viêm gan B.
Còn bà Chu Minh U., 70 tuổi ở Láng Hạ, Hà Nội là một giáo viên nghỉ hưu, gặp bà trong bệnh viện khi bà chuẩn bị ra viện. Bà kể về hoàn cảnh của mình với một tâm trạng hết sức thoải mái. Bà phát hiện mình bị viêm gan B từ năm 2002 trong một lần thấy người mệt mỏi nên đi khám bệnh. Mẹ của bà cũng bị viêm gan B, chị gái của bà đã chết vì căn bệnh này và đến nay đã hơn 11 năm chung sống với căn bệnh, bà giữ được như ngày nay là nhờ có thuốc tốt và tuân thủ nghiêm các phác đồ điều trị. Bà U. chia sẻ thêm, bà không chỉ bị viêm gan B mà còn có u gan, nhưng rất may là qua 2 lần sinh thiết các bác sĩ đều kết luận bà chỉ bị u máu, cũng từ bấy đến nay bà chung sống hòa bình với khối u 2cm trong gan. Có lần bà bị bệnh đường ruột, bà uống thuốc Đông y của một ông lang, uống đến tháng thứ ba thì bà bị run chân tay, men gan, mỡ máu, đường huyết đều vượt ngưỡng cho phép rất nhiều, lần ấy bà phải đi cấp cứu bệnh viện. Từ đấy bà rất sợ uống thuốc, mỗi khi uống bất cứ loại thuốc gì bà đều hỏi ý kiến bác sĩ.
Phòng bệnh vẫn là cách tốt nhất
ThS. BS. Nguyễn Ngọc Đại Lâm, Phó trưởng Khoa Nội tiêu hóa - Bệnh viện E Trung ương chia sẻ, khó khăn lớn nhất trong việc điều trị bệnh viêm gan B hiện nay là chi phí điều trị còn quá cao so với thu nhập bình quân của người dân.
Vì vậy, phòng bệnh, phát hiện sớm và điều trị tích cực là quan trọng nhất bằng cách mọi người nên đi xét nghiệm máu phát hiện virut viêm gan B. Nếu chưa mắc thì tiêm phòng ngay, hiện giá thành cho một xét nghiệm máu xác định bệnh viêm gan B và tiêm phòng vaccin phòng bệnh không cao.
Tuy tỉ lệ nhiễm virut viêm gan B cao trong dân số nhưng không phải ai nhiễm cũng bị bệnh viêm gan B, cần phân biệt hai trường hợp người lành mang virut và người bị viêm gan B tiến triển. Nếu là người lành mang virut cần khám theo dõi định kỳ 6 tháng một lần. Có rất nhiều trường hợp có thể chung sống lâu dài với virut nhưng nếu chủ quan nồng độ virut nhân lên rất nhanh trong cơ thể khi sức đề kháng giảm mà các triệu chứng bệnh không rõ ràng thì vô cùng nguy hiểm.
BS. Lâm cũng cho biết, không phải cứ có virut là dùng thuốc kháng virut. Chỉ dùng thuốc khi men gan, chức năng gan cao gấp hai lần bình thường trong vòng 6 tháng liền và định lượng virut viêm gan B là 105cps/ml. Chú ý dùng thuốc kháng virut phải liên tục suốt đời. Vì nếu dùng chập chờn, lúc dùng lúc không thì lại càng có hại hơn. Thuốc kháng virut chỉ có tác dụng kìm hãm virut nhân lên trong cơ thể mà không thể diệt hoàn toàn được virut, khi không dùng thuốc nữa thì virut có cơ hội bùng phát và nhân lên mạnh mẽ, thậm chí biến tính và gây kháng thuốc rất nguy hiểm.
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
Cúm mùa là bệnh lý cấp tính do nhiễm vi rút cúm tuýp A hoặc B, C gây ra. Bệnh dễ lây lan từ người sang người và gây ra các triệu chứng như sốt đột ngột, ho, nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi… Hầu hết các trường hợp mắc cúm mùa có thể hồi phục sau khoảng 1 tuần mà không gặp phải biến chứng nghiêm trọng, nhưng đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản