Không phải là ăn gì mà thời điểm ăn uống mới quyết định cân nặng của bạn
Trong khi một số người ăn uống lành mạnh thì các nghiên cứu cho thấy chúng ta đang phải đối mặt với việc liệu chúng ta có ăn quá gần giờ đi ngủ hay nhồi nhét tất cả các bữa vào cùng nhau hay thời gian giữa các bữa ăn quá kéo dài. Bởi tất cả những điều này đều tác động đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Bởi Quá trình trao đổi chất của chúng ta chịu ảnh hưởng bởi nhịp sinh học. Về cơ bản, nhịp sinh học sẽ theo tiêu chuẩn đêm - ngày nhưng ở một số người, những người làm việc đêm hoặc dậy sớm, thức khuya thì nhịp sinh học lại không đơn giản như vậy.
Hiện các nhà nghiên cứu của Bệnh viện Phụ nữ và Brigham đã thực hiện nghiên cứu đầu tiên cho thấy thời điểm của các bữa ăn ảnh hưởng đến tăng cân, phụ thuộc vào thời điểm bạn thức giấc và đi ngủ như thế nào?
Khi nào bạn nên ăn?
Nếu bạn thức dậy lúc… 7h snág
Và đi ngủ lúc 23h
Ăn sáng: 8h
Ăn trưa: 12h
Bữa phụ: 15 - 16h
Bữa tối: không muộn hơn 20h
Nếu bạn thức dậy lúc 10h sáng
Và đi ngủ lúc 2h sáng
Bữa sáng: 11h
Bữa trưa: 15h
Bữa phụ: 18-19h
Bữa tối: không muộn hơn 22h
Nếu bạn thức dậy lúc 12h
Và đi ngủ lúc 4h sang
Bữa sáng: 13h
Bữa trưa: 17h
Bữa phụ: 20-21h
Bữa tối: không muộn hơn 1h sáng
Nghiên cứu trước đó cho thấy nhịp sinh học không bình thường sẽ dẫn tới trao đổi chất kém và béo phì - bất kể giờ ăn là như thế nào.
Cuối cùng, yếu tố quan trọng nhất là thời gian chờ sau bữa ăn cuối cùng trước khi đi ngủ.
Trong nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Clinical Nutrition tuần qua, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra mỡ, chỉ số khối cơ thể và thời gian tiêu thụ thực phẩm.
Họ so sánh những điều này với các thời điểm trong ngày và và nhịp sinh học của từng người.
Đây là lần đầu tiên thời điểm ăn được nghiên cứu trong môi trường thực tế, lien quan với sự xuất hiện của melatonin – đánh dấu sự khởi đầu của giấc ngủ.
“Chúng tôi phát hiện ra rằng thời điểm ăn uống liên quan đến sự “khởi động” melatonin - 1 chỉ dấu sinh học đêm của cơ thể - vốn liên quan với tỉ lệ mỡ và BMI của cơ thể - không liên quan với thời gian trong ngày – lượng hay thành phần thực phẩm”, trưởng nhóm nghiên cứu, TS. Andrew W. McHill cho biết.
'Phát hiện này cho thấy thời điểm bạn tiêu thụ calo so với với nhịp sinh học quan trọng đối với sức khỏe hơn thời điểm thực tế”.
TS McHill, nhà nghiên cứu của khoa Rối loạn giấc ngủ và rối loạn tuần hoàn, đã phân tích dữ liệu từ 110 sinh viên đại học trong thời gian quan sát 30 ngày về thời điẻm ngủ và thời điểm ăn thong qua một phần mềm điện thoại.
Cứ mỗi đêm trong 30 ngày nghiên cứu, các tình nguyện viên sẽ được Trung tâm điều trị lâm sàng BWH đánh dấu thời điểm melatonin bắt đấu xuất hiện.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những cá nhân có tỉ lệ mỡ cơ thể cao sẽ tiêu thụ nhiều calo trong thời gian ngắn trước khi đi ngủ - thời điểm mà melatonin ở mức cao.
Những người có tỉ lệ mỡ cơ thể thấp có xu hướng ăn lần cuối cách xa giờ ngủ nhiều tiếng hơn.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng kết luận này đã cho thấy bằng chứng mới về việc ăn vào buổi tối đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe cơ thể.
Bộ Y tế công bố: “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030"
Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm; uống đủ nước hằng ngày; đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng; hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, đồ uống có đường, có cồn... là những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng ngừa và xử lý kịp thời các bệnh lý ở trẻ, để trẻ có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
10 nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm. Đảm bảo thực hiện 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là giải pháp để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và gia đình.
Nguy cơ mắc bệnh thận do dùng đồ uống có đường khi tập luyện mùa nóng
Tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu luyện tập ở thời tiết nắng nóng sau đó uống bù nước uống chứa đường sẽ gây hại cho thận.
Nên cho mì chính vào món ăn lúc nào?
Mì chính là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi ga đình, vậy nên cho mì chính vào lúc nào để món ăn giữ được vị thơm ngon?
7 thực phẩm giúp trẻ thông minh
Trứng, hải sản, rau xanh, thịt bò, sữa chua, các loại đậu và hạt, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ.
5 đồ uống buổi sáng tốt cho sức khỏe để bắt đầu ngày mới
Theo trang Boldsky, bắt đầu ngày mới với loại đồ uống phù hợp giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài. Trong khi nước lọc là lựa chọn tốt nhất để bắt đầu ngày mới, các loại đồ uống tốt cho sức khỏe khác cũng hữu ích và đảm bảo mức độ hydrat hóa lành mạnh.
11 loại thực phẩm giàu protein giúp giảm cân hiệu quả
Một số thực phẩm giàu protein vừa giúp tăng cường cơ bắp vừa hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.
6 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa
Gừng, nghệ, hành, cam, quýt, các loại cá béo… có đặc tính chống viêm, chứa vitamin C giúp giảm viêm nhiễm, kích ứng, tăng cường sức khỏe cho người thường bị dị ứng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025