Không tự điều trị đau mắt đỏ
Bệnh viêm kết mạc dân gian thường gọi là đau mắt đỏ hay nhặm mắt - là một trong các bệnh về mắt rất phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện quanh năm. Các yếu tố thời tiết: nắng nóng chuyển qua mưa, độ ẩm không khí tăng cao; môi trường nhiều khói bụi; điều kiện vệ sinh kém; sử dụng nguồn nước ô nhiễm... là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch. Bên cạnh đó, khi giao mùa, cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết, dễ mệt mỏi, hệ thống miễn dịch hoạt động yếu nên virut tấn công dễ dàng hơn. Thời gian cao điểm của dịch bệnh viêm kết mạc là tháng 7, tháng 8 hằng năm. Trong một đợt dịch, bệnh nhân có thể bị mắc bệnh lại lần thứ hai vì có nhiều chủng virut gây bệnh khác nhau.
Biểu hiện của bệnh là mắt đỏ, ngứa, cộm, cảm giác như có bụi trong mắt, nóng rát mắt, đau, chảy nước mắt và có nhiều nhử. Đôi khi sáng ngủ dậy, nhử làm cho hai mi dính chặt lại nên bệnh nhân rất khó mở mắt. Bệnh hay bắt đầu từ một mắt, sau đó vài ba ngày đến mắt thứ hai... Bệnh nhân có thể có sốt nhẹ, có sưng hạch góc hàm hoặc hạch sau tai, họng đỏ, amidan sưng to... Nếu được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ không để lại biến chứng cho mắt. Ngược lại, bệnh sẽ gây biến chứng viêm giác mạc hoặc loét giác mạc, rất nguy hiểm vì có thể làm bệnh nhân giảm thị lực, trường hợp nặng có thể bị mù mắt.
Để phòng bệnh đau mắt đỏ, cần giữ vệ sinh cá nhân tốt, dùng riêng khăn mặt, vật dụng cá nhân, bảo vệ mắt bằng cách đeo kính khi đi ra đường. Sau khi tiếp xúc với môi trường bụi bặm, hóa chất, nước hồ bơi, nên dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mắt... Trong gia đình có người bị bệnh, mọi người cũng nên thường xuyên rửa mắt bằng muối sinh lý nhưng không được dùng chung lọ người bệnh đã sử dụng. Bệnh nhân viêm kết mạc cần được nghỉ ngơi, hạn chế giao tiếp, tránh đi vào chỗ công cộng, nơi đông người. Bệnh nhân cần tránh dụi tay vào mắt vì virut có nhiều trong nước mắt, ghèn và tránh vứt bông, khăn thấm mắt bệnh ra môi trường xung quanh.
Khi bị bệnh đau mắt đỏ, bệnh nhân phải đến ngay các trung tâm y tế, bệnh viện chuyên khoa khám để được chẩn đoán, điều trị. Đặc biệt, không dùng những loại thuốc nhỏ mắt bán ngoài thị trường, đặc biệt là các thuốc có chứa corticoide như dexa khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Sử dụng thuốc nhỏ mắt bừa bãi có thể gây ra các biến chứng: cườm đá, cườm nước, mù. Hơn nữa, việc sử dụng dexa rất nguy hiểm khi bệnh đã chuyển sang biến chứng loét giác mạc bởi thuốc làm bệnh nặng thêm, dẫn tới thủng mắt và phải bỏ mắt. Cũng không nên xông mắt bằng lá trầu không, tinh dầu bạc hà vì sức nóng của nó sẽ làm mắt bị đau, đỏ hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng không được tự tiện dùng kháng sinh vì nếu dùng không đúng sẽ làm vi khuẩn kháng thuốc và gây tác dụng phụ.
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
Cúm mùa là bệnh lý cấp tính do nhiễm vi rút cúm tuýp A hoặc B, C gây ra. Bệnh dễ lây lan từ người sang người và gây ra các triệu chứng như sốt đột ngột, ho, nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi… Hầu hết các trường hợp mắc cúm mùa có thể hồi phục sau khoảng 1 tuần mà không gặp phải biến chứng nghiêm trọng, nhưng đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản