5 sự kết hợp thực phẩm hoàn hảo nhất

Cập nhật: 23/6/2012 | 8:35:38 PM

Theo các nhà dinh dưỡng học, tùy từng sự kết hợp mà thực phẩm "phát huy" được những công dụng khác nhau của chúng.

Bạn đã từng nghe nói rất nhiều về các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng lại chưa hề nghe nói tới chuyện kết hợp chúng với nhau sẽ tạo ra điều thần kì. Chuyên gia dinh dưỡng Sheela Tanna sẽ cho bạn biết làm thế nào để kết hợp các loại thực phẩm với nhau và tận dụng được hết tác dụng của chúng.
 
Đậu phụ và rau xanh
 
Đậu phụ giàu protein và sắt. Đậu phụ kết hợp với rau xanh giàu vitamin C (như rau bina, rau mầm và khoai tây) sẽ có tác dụng giảm cân. Khi ăn đậu phụ, cơ thể cần sử dụng năng lượng để chuyển hóa protein trong đậu nhiều hơn gấp 3 lần so với năng lượng cần để chuyển hóa bột đường và chất béo, do đó có thể tiêu thụ hết lượng calo dư thừa (calo tạo nên năng lượng). Hơn nữa, vitamin C trong rau xanh có thể hòa tan các chất dinh dưỡng trong đậu nên giảm lượng calo vào cơ thể, giúp bạn không tăng cân. 
 
Nghệ và cá hồi
 
Củ nghệ có đặc tính chữa bệnh và chống viêm. Cá hồi có hàm lượng carbohydrate thấp và protein cao. Khi được kết hợp, các tính chất của axit béo omega 3 có trong cá hồi sẽ tăng và bảo vệ hệ thống thần kinh chống lại những ảnh hưởng của lão hóa. Nó cũng làm tăng mức độ HDL (cholesterol tốt), cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách ngăn ngừa cholesterol xấu.

 Sự kết hợp này cũng được tin tưởng là có thể làm cho các khối u chậm tăng trưởng.


Cà chua và dầu ô liu
 
Cà chua có chứa vitamin C và lycopene nên có tác dụng đáng kể trong việc chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa trong cà chua và dầu ô liu làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, loãng xương, ung thư và tác động của lão hóa. Dầu ô liu giàu chất chống oxy hóa, thúc đẩy sự hình thành của HDL (cholesterol tốt) trong cơ thể. Lycopene được hấp thu tốt hơn nhờ sự hiện diện của dầu ô liu và rất có lợi cho tim. Sự kết hợp này giúp thanh lọc máu và tan sỏi mật, đồng thời tăng cường chức năng gan trong tổng hợp protein và giải độc cơ thể, giảm tác động của tăng huyết áp.
 
Các loại ngũ cốc và hành củ
 
Ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như ngô, gạo nâu, lúa mạch và lúa mì, có chứa sắt và kẽm... sẽ được cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn bởi sự hiện diện của các hợp chất lưu huỳnh có trong hành tây. Sắt là một phần của các tế bào máu trong cơ thể và mang oxy từ phổi đến các cơ bắp và các cơ quan. Kẽm giúp chữa lành vết thương. Chất chống oxy hóa và vitamin C trong củ hành cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp thụ sắt, kẽm từ ngũ cốc nguyên hạt.
 
Ngũ cốc nguyên cám cũng rất giàu vitamin E, khi kết hợp với vitamin C sẽ có lợi cho da.
 
Bông cải xanh và mù tạt
 
Bông cải xanh là một nguồn vitamin C dồi dào, giàu chất chống oxy hóa và một hợp chất gọi là sulforaphane. Hợp chất này có đặc tính chống ung thư và chống bệnh tiểu đường. Sự hấp thu của sulforaphane sẽ tốt hơn nhờ kết hợp với myrosinase trong mù tạt. Hai hợp chất này có hiệu quả chống lại nhiễm trùng vi khuẩn ở đường tiết niệu, hệ thống bài tiết, hệ tiêu hóa và ruột kết.

(Nguồn: afamily.vn)

In bản tin