Vì sao ăn hải sản dễ bị dị ứng?
Cập nhật: 17/7/2020 | 7:46:33 AM
Hải sản chứa nhiều độc tố như tetrodotoxin, độc tố thần kinh có khả năng gây ngứa, mệt mỏi, chóng mặt, nặng gây liệt cơ, suy hô hấp, tử vong.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết hải sản là loại động vật sống trong biển như mực, cá, tôm, cua... Đây là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng dễ gây dị ứng, ngộ độc khi ăn.
Hải sản có 4 loại. Một loại sống trên bề mặt nước như tép, ruốc... Hải sản sống giữa lưng chừng nước là cá, mực. Hải sản sống dưới đáy như tôm, lươn... Hải sản ở siêu đáy (sống dưới bùn) như hàu, ốc hương...
"Tất cả loại hải sản này tích trữ trong cơ thể chúng nhiều chất có khả năng gây độc", Phó giáo sư Thịnh nói.
Hải sản chứa nhiều độc tố, cần ăn từ từ để thăm dò cơ địa, tránh dị ứng. Ảnh: Medium |
Tùy từng loại và môi trường sống, hải sản chứa những chất độc khác nhau. Ví dụ, cá nóc hay so biển, bạch tuộc có độc tố là tetrodotoxin, loại độc tố thần kinh tìm thấy trong da, gan, cơ thịt, có khả năng gây liệt cơ hô hấp, ngưng thở, tử vong nhanh. Độc tố này thường không bị phá hủy bởi nhiệt nóng khi đun nấu hay các biện pháp chế biến thông thường. Sau 5 phút đến 3-4 giờ khi ăn phải sẽ xuất hiện cảm giác ngứa, mệt mỏi, chóng mặt, vã mồ hôi, nặng có thể gây nói khó, co giật...
Ngoài ra, các loại hải sản nói chung có chứa nhiều loại protein bổ dưỡng nhưng cũng có những protein lạ, khi ăn và cơ thể sẽ là những kháng nguyên, kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể gây dị ứng.
Mức độ dị ứng hải sản ở mỗi người là khác nhau. Trường hợp bị dị ứng nhẹ, triệu chứng thường gặp bao gồm da bị nổi mề đay, phát ban, gây ngứa, nóng rát, nghẹt mũi, buồn nôn, khó thở, chóng mặt... Chúng có thể bùng phát đột ngột và giảm nhanh chỉ sau vài giờ. Tuy nhiên một số ít người có thể dị ứng nghiêm trọng, dẫn đến sốc phản vệ, mất ý thức, suy hô hấp, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Phó giáo sư Thịnh khuyên mọi người nên ăn hải sản từ từ để thăm dò cơ địa. Nếu thấy ăn thuận lợi không có vấn đề gì thì mới nên tiếp tục ăn. Những cơ địa nhạy cảm hay dị ứng nên ăn ít hoặc không ăn. Đặc biệt, nên cẩn trọng khi cho trẻ em ăn hải sản. Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh, vì thế nguy cơ ngộ độc cũng cao hơn bình thường. Ngay cả với những loại thông thường, bố mẹ cũng chỉ nên cho bé tập ăn thử một ít quen dần.
Không nên tùy tiện ăn hải sản lạ bởi một số có hàm lượng độc tố rất cao. Nếu ăn, không ăn đầu, trứng, gan cá sống ở vùng biển nước ấm vì chất độc thường tập trung ở những bộ phận này. Ngoài ra, không nên ăn các loại hải sản sống ở vùng nước bị nghi ô nhiễm. Biện pháp phòng ngừa dị ứng hải sản là ăn chín uống sôi.
Cũng theo Phó giáo sư, quan niệm không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn hải sản vì dễ dẫn tới đau bụng, rối loạn tiêu hóa là không có cơ sở. Hải sản cũng giống như thức ăn bình thường, còn hoa quả khá lành tính, không gây độc, hoàn toàn có thể kết hợp cùng nhau.
Trong bảo quản, nếu bảo quản hải sản đông lạnh tốt sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, chuyên gia cho biết, tốt nhất vẫn nên chế biến và thưởng thức trong vòng một ngày từ khi mua về, không nên bảo quản trong thời gian quá lâu.
(Nguồn: baoquangninh.com.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Cảnh giác với loài vi khuẩn “ăn thịt người” do ăn hải sản sống (7/7/2020)
- 5 nguyên tắc bảo vệ an toàn thực phẩm mùa bão lũ (16/6/2020)
- Chất gây ung thư được WHO cảnh báo ”ẩn mình” trong nhiều món ăn khoái khẩu (11/6/2020)
- Đừng bao giờ cho những thực phẩm này vào tủ lạnh vì vừa mất chất, vừa ’sinh độc’ (5/6/2020)
- Liệu có nguy cơ mắc Covid-19 khi ăn thực phẩm tại những ”ổ dịch”? (26/5/2020)
- Cảnh giác với sẩn ngứa mùa hè (17/5/2020)
- WHO khuyến cáo 3 việc quan trọng khi đi chợ, nấu ăn để tránh COVID-19 (14/2/2020)
- Cảnh giác cao với ngộ độc thực phẩm (9/1/2020)
- Sai lầm khi cấp đông khiến thịt bị ’chết’, gây hại cho sức khỏe (26/12/2019)
- 3 loại thực phẩm được cảnh báo là chất gây ung thư, ăn càng ít càng tốt (17/12/2019)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều