Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy
Cập nhật: 12/6/2018 | 7:43:13 AM
Trẻ em là đối tượng hay mắc chứng tiêu chảy vì trẻ chưa ý thức được vệ sinh cơ thể cũng như tính cách nghịch ngợm của trẻ sẽ dễ khiến những vi trùng xâm nhập cơ thể.
Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy rất đa dạng. Trong đó một số nguyên nhân thông thường gây bệnh tiêu chảy cấp tính thường là: nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng, ký sinh trùng, thuốc men hoặc do rối loạn đường ruột.
1. Tiêu chảy do vi rút
Nguyên nhân chủ yếu của tiêu chảy cấp tính là do nhiễm vi rút. Trường hợp này còn được biết đến như cúm dạ dày.
Các loại vi rút gây tiêu chảy thường là:
- Rotavirus (thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em).
- Adenovirus.
- Calicivirus.
- Astrovirus.
3. Do ký sinh trùng
Ký sinh trùng khi xâm nhập vào cơ thể của chúng ta và nhất là trẻ em khi mà hệ miễn dịch chưa được mạnh như người lớn thì sẽ gây bệnh. Một số ký sinh trùng gây bệnh như Giardia Lamblia, Entamoeba Histolytica và Cryptosporidium. Chúng có thể xâm nhập qua đường thực phẩm như ăn hay uống nước, sau đó sẽ phát triển và gây bệnh ở hệ thống tiêu hóa.
3. Do vi trùng
Ngoài do sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút, thì tiêu chảy còn do một số vi trùng hay vi khuẩn gây bệnh:
- Staphylococcus aureus (S. aureus) thường hay nhiễm các loại thịt đã qua xử lý công nghệ và các loại bánh làm bằng sữa.
- Clostridium perfringens thường hay nhiễm các thực phẩm được hâm nóng.
- Bacillus cereus thường lây nhiễm qua gạo và đậu, kể cả giá sống.
- Salmonella hay nhiễm trứng gà, trứng vịt và gia cầm.
- Shigella phát hiện trong các nhà giữa trẻ, các làng ở nông thôn.
- Escherichia coli (E. coli) thường nhiễm vào thịt chưa được nấu chín.
- Campylobacter jejuni thường nhiễm chim, gà, vịt, thường được phát hiện ở các nhà có nuôi gia cầm.
- Yersinia enterocolitica một vi khuẩn/trùng gây nhiễm trùng Yersin (yersiniosis). Nhiễm trùng này thường xảy ra khi ăn thịt và sữa bị nhiễm trùng.
- Vibrio parahaemolyticus nhiễm khi ăn đồ biển sống đặc biệt là hàu.
- Vibrio cholerae vi trùng/khuẩn gây bệnh tả, thấy ở những nơi nguồn nước ô nhiễm.
4. Do việc sử dụng thuốc men
Việc sử dụng nhiều thuốc có thể làm người lớn hoặc trẻ em bị tiêu chảy, chẳng hạn như thuốc trụ sinh, thuốc chống cao huyết áp, nhuận tràng hoặc antacids chứa magnesium có thể gây bệnh này cho người lớn. Có một số bà mẹ cho con bú bị tiêu chảy cũng làm ảnh hưởng đến em bé. Ngoài ra, thói quen hàng ngày cũng có thể làm bạn bị tiêu chảy như uống rượu, cà phê, trà hoặc kẹo chewing không đường và bạc hà.
5. Nguyên nhân do bệnh
Tâm trạng buồn phiền, lo lắng, nhiễm trùng máu, một số bệnh truyền nhiễm, viêm tai... cũng có thể gây bệnh tiêu chảy.
Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy ở trẻ em cũng như người lớn. Để tránh bị mắc bệnh này, chúng ta nên tránh những tác nhân gây lên bệnh như thói quen uống rượu, các chất kích thích. Luôn để tinh thần trong trạng thái vui vẻ, lạc quan. Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bản thân và cho trẻ nhỏ cũng là cách phòng chống tốt cho căn bệnh này.
(Nguồn: vietnamnet.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Chớm hè, cần đề phòng bệnh viêm não Nhật Bản (26/5/2018)
- Tích cực, chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết trước mùa dịch (26/4/2018)
- Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em (29/3/2018)
- Bệnh dại và cách phòng tránh bệnh dại (4/3/2018)
- Khuyến cáo phòng bệnh Cúm mùa dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2018 (13/2/2018)
- Khuyến cáo phòng bệnh Cúm A(H5N1) và A(H7N9) (13/2/2018)
- Cách phòng và chăm sóc người bệnh thủy đậu (30/1/2018)
- Khuyến cáo phòng chống cúm mùa (22/1/2018)
- Mùa lạnh - Cao điểm bệnh tiêu chảy ở trẻ em (5/1/2018)
- Mùa lạnh hãy cẩn trọng với loại virus gây bệnh tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng này (26/12/2017)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều