Hắt hơi có thể loại bỏ tới 100.000 vi khuẩn

Cập nhật: 18/12/2012 | 4:08:19 PM

Nhổ lông mày, tập luyện thể thao có thể gây hắt hơi, mỗi cơn hắt hơi loại bỏ tới 100.000 vi khuẩn… là những tiết lộ thú vị về hiện tượng hắt hơi ở người.

1. Chịu kích thích của các dây thần kinh

Theo Neil Kao, chuyên gia khoa dị ứng và hen suyễn tại Greenville (Mỹ): "Hắt hơi bắt nguồn từ các dây thần kinh trong não bộ".

Hệ thống thần kinh của con người về cơ bản có cấu tạo giống nhau. Tuy nhiên, những tín hiệu truyền qua lại các dây thần kinh có thể đi qua nhiều đường khác nhau, khiến hiện tượng hắt hơi xuất hiện ở mỗi người một khác.

"Sẽ có một tín hiệu truyền tới não bộ thông báo rằng một vật thể ở trong mũi cần được giải phóng ra ngoài"- Kao cho biết.

2. Tống cổ "kẻ lạ mặt" ở mũi

"Hắt hơi là một phần quan trọng của quá trình miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh và không bị sổ mũi"- Kao nhận định.

Hắt hơi bảo vệ cơ thể bằng cách làm sạch vi khuẩn và virus trong mũi. Khi có vật thể lạ xâm nhập vào mũi hoặc khi gặp phải bất cứ kích ứng nào, kích thích vùng "trung tâm hắt hơi" ở cuống não dưới, tín hiệu sẽ được nhanh chóng truyền tới các bộ phận khác, khiến cổ họng đóng lại, mắt nhắm nghiền và miệng khép lại. Sau đó, các cơ ở ngực co mạnh, vùng cơ ở cổ nhanh chóng thư giãn. Kết quả là nước bọt và các chất nhày bị tống ra khỏi miệng và mũi.

hat-hoi-co-the-loai-bo-toi-100-000-vi-khuan

3. Có thể loại bỏ 100.000 vi khuẩn/lần

Theo Patti Wood, tác giả cuốn Success Signals: Understanding Body Language: "Tốc độ của không khí trong một cơn hắt hơi trung bình có thể lên tới 100 dặm/h (trên 160km/h)". Đặc biệt, cũng theo Wood, mỗi lần hắt hơi có thể giúp tống cổ 100.000 vi khuẩn ra ngoài không khí.

4. Nhổ lông mày có thể gây hắt hơi

Nhổ lông mày có thể kích thích dây thần kinh trên mặt thông với hốc mũi, từ đó gây kích thích các đợt hắt hơi.

5. Hắt hơi không xảy ra khi ngủ

Khi bạn ngủ, các dây thần kinh kích thích những cơn hắt hơi cũng chìm vào trạng thái nghỉ. Do đó, bạn thường không hắt hơi khi ngủ.

6. Luyện tập gây hắt hơi

"Các bài tập có thể khiến bạn hắt hơi liên tục" - Kao nhận định. Khi tập luyện, bạn phải thở gấp hơn, do đó, để vượt qua áp lực quán tính, mũi và miệng sẽ bắt đầu khô. Khi rơi vào tình trạng này, mũi sẽ phản ứng bằng cách tạo ra các đợt hắt hơi.

7. Kỷ lục Guinness về hắt hơi

Bà Donna Griffiths ở Pershore (Anh) năm lên 2 bắt đầu hắt hơi từ ngày 13/1/1981 và trong năm đầu tiên, người ta ghi nhận được hơn 1 triệu cái, cho tới ngày 16/9/1983, nghĩa là liền tù tì 978 ngày, kể cả giữa bữa ăn, trừ lúc ngủ, các đợt hắt hơi mới tạm kết thúc.

8. Ánh nắng có thể gây hắt hơi

"Tỷ lệ người bị hắt hơi do kích thích từ ánh sáng là 1 trong 3". Có khoảng 20-30% số người khi ra ngoài nắng bị mắc triệu chứng này.

Hội chứng hắt hơi (sneeze syndrome) có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái.

9. "Chuyện ấy" kích thích hắt hơi

Hiện tượng này diễn ra phổ biến hơn nhiều người tưởng. Các nhà khoa học tin rằng kích thích từ hệ thống thần kinh đối giao cảm tạo ra các tín hiệu để tăng khoái cảm tình dục nhưng cũng đồng thời dẫn tới các đợt hắt hơi khi "cuộc yêu" kết thúc.

10. Loài động vật hắt hơi nhiều nhất

Theo nghiên cứu của Wood, giông mào là loài động vật hắt hơi thường xuyên hơn những loài khác. Hắt hơi là cách chúng loại bỏ một số sản phẩm thừa của quá trình tiêu hóa.

11. Làm thế nào để không hắt hơi?

Theo Kao, để không hắt hơi thì nên "bóp mũi và cố gắng thở bằng miệng".


(Nguồn: bacsi.com)

In bản tin