COVID-19: Những triệu chứng đáng chú ý cả khi đã xét nghiệm âm tính
Cập nhật: 12/5/2021 | 4:09:57 PM
Đây là những dấu hiệu nhiễm COVID-19 cực kỳ đáng chú ý, kể cả trong trường hợp bạn đã nhận kết quả xét nghiệm âm tính với virus.
Kể từ khi xuất hiện vào tháng 12/2019, đại dịch COVID-19 đã gây ra hơn 3,3 triệu ca tử vong toàn thế giới, với tổng cộng hơn 159 triệu ca nhiễm bệnh trên toàn cầu. COVID-19 có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, với các triệu chứng từ nhẹ cho đến rất nghiêm trọng.
Các báo cáo gần đây cho thấy, nhiều người dù đã nhận kết quả xét nghiệm âm tính sau đó lại xuất hiện các triệu chứng và được chẩn đoán đã nhiễm bệnh. Trường hợp này được xem là “âm tính giả”. Tuy rằng các xét nghiệm, như xét nghiệm RT-PCR tiêu chuẩn, có hiệu quả trong việc phát hiện virus, thực tế cho thấy khả năng chính xác vẫn không thể đạt tối đa 100%. Kết quả xét nghiệm cũng phụ thuộc vào một loạt các yếu tố.
Dưới đây là những triệu chứng đáng lo ngại kể cả khi bạn đã có xét nghiệm âm tính với COVID-19. Trong tình huống xuất hiện những dấu hiệu này, bạn nên lập tức cô lập bản thân và theo dõi sát sao diễn biến sức khỏe của mình.
- Mất khứu giác và vị giác.
- Đau họng với những cơn ho liên tục và sốt nặng hơn.
- Sốt và ớn lạnh không giảm ngay cả khi đã dùng thuốc giảm đau và tiếp tục trở nên trầm trọng.
- Mệt mỏi nghiêm trọng khó có thể chịu đựng được.
- Các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy và buồn nôn, có thể dẫn đến đau bụng dữ dội và nôn mửa.
Một số xét nghiệm COVID được sử dụng phổ biến nhất là RT-PCR, xét nghiệm kháng thể COVID-19 và xét nghiệm kháng nguyên COVID-19. Trong đó, xét nghiệm RT-PCR hiện được xem là chính xác nhất. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết xét nghiệm RT-PCR chỉ có tỷ lệ nhạy ở mức 60%, phần lớn phụ thuộc vào việc bệnh nhân có được lấy mẫu xét nghiệm đúng cách hay không. Bên cạnh đó, nhiều lý do cũng được đưa ra để giải thích cho việc tại sao một người có thể nhận kết quả xét nghiệm sai lệch.
Dưới đây là những tác nhân có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm COVID-19.
- Xét nghiệm RT-PCR có hiệu quả trong việc phát hiện vi rút nhưng chỉ có tỷ lệ nhạy ở mức 60%.
- Nếu một người được kiểm tra quá sớm, có khả năng là xét nghiệm sẽ không chính xác bởi cơ thể chưa có phản ứng rõ ràng trước mầm bệnh.
- Các báo cáo cho rằng các biến thể COVID-19 mới có thể “qua mặt” và không bị phát hiện bởi các bộ xét nghiệm cơ bản.
Một trong những lý do hàng đầu dẫn đến kết quả sai đơn giản là do sai sót của con người. Cụ thể, xét nghiệm RT-PCR phụ thuộc vào thời gian lấy mẫu thử, cách thức lấy mẫu và thời gian phân tích trong phòng thí nghiệm. Trong quá trình lấy mẫu, nếu công cụ không được sử dụng chính xác hoàn toàn, mẫu thử sẽ không thu thập được đủ tải lượng virus chính xác. Điều tương tự cũng có thể xảy ra nếu mẫu thử không được bảo quản hoặc vận chuyển đúng quy trình.
Nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện các triệu chứng như trên, kể cả trong trường hợp đã nhận kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19, đây là những điều cần thiết bạn cần làm để bảo vệ sức khỏe của chính mình và người xung quanh:
- Tự cách ly bản thân với cộng đồng cho đến khi cơ thể cảm thấy khỏe hơn
- Giữ một máy đo oxy và nhiệt kế ở gần để có thể sử dụng ngay nếu cần
- Theo dõi và kiểm tra diễn biến của các triệu chứng thường xuyên.
(Nguồn: vtv.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Vắc xin Covid-19 nào là tốt nhất hiện nay? (5/5/2021)
- Dấu hiệu nhận biết đông máu sau tiêm vaccine Covid-19 (23/4/2021)
- 8 dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi nhiều người không ngờ tới (22/4/2021)
- 9 thói quen tốt nhưng nếu lạm dụng sẽ phản tác dụng (22/4/2021)
- Tại sao phụ nữ gặp phản ứng phụ từ vaccine COVID-19 nhiều hơn? (16/4/2021)
- Dấu hiệu mách bảo bạn đã mắc bệnh nguy hiểm của đường tiêu hóa (12/4/2021)
- 17 quan niệm sai lầm về ung thư (4/4/2021)
- Dân văn phòng thường mắc những căn bệnh nào? (1/4/2021)
- 9 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư nghiêm trọng (30/3/2021)
- Ba nhóm người dễ bị phản ứng phụ của vắc xin Covid-19 (29/3/2021)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều