Dân văn phòng thường mắc những căn bệnh nào?
Cập nhật: 1/4/2021 | 7:49:54 AM
Dưới đây là một số bệnh lý mà những người làm văn phòng cần lưu tâm.
Dân văn phòng thường mắc các bệnh lý về mắt, đau mỏi các khớp. |
Thoái hóa cột sống, suy tĩnh mạch mãn tính…là những căn bệnh phổ biến mà dân văn phòng khó tránh khỏi.
Trĩ và suy tĩnh mạch mạn tính
Suy tĩnh mạch mạn tính rất thường gặp ở nhân viên văn phòng do ngồi lâu ở tư thế gập và trong thời gian dài, làm cho hồi lưu máu tĩnh mạch không được tốt. Lúc đầu là tê, ngứa chân; sau đó có thể thấy phù. Ngồi lâu trong thời gian dài, ít vận động kèm theo chế độ ăn ít nước và ít chất xơ có thể gây nên bệnh trĩ.
Đau cột sống và khớp
Dân văn phòng phải ngồi liên tục nhiều giờ, thời gian đi lại và vận động rất ít nên dễ xuất hiện một số triệu chứng như: đau lưng, đau nhói các cơ (đặc biệt là đau cơ vai) và tê phù chân tay. Hơn nữa, cơ thể không được vận động thường xuyên nên cột sống dễ bị chùn – nguy cơ dẫn đến thoái hóa cột sống.
Các bệnh về mắt
Mỏi mắt và khô mắt là 2 triệu chứng dễ mắc phải khi làm việc nhiều với màn hình máy tính. Bạn phải mở to mắt hơn bình thường trong suốt quá trình làm việc sẽ gây nên các triệu chứng như: mắt mờ, nhìn hình có bóng tối, nóng rát mắt, ngứa chảy nước mắt,…
Nhiễm khuẩn
Nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết các bàn phím và điện thoại di động đều chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và nhiều vi sinh vật khác. Ngoài việc lây lan những căn bệnh như cảm lạnh hay cúm thì cũng có thể dẫn đến việc nhiễm tụ cầu khuẩn và những bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng.
Béo bụng
Do ngồi nhiều một chỗ và ít vận động khiến lượng mỡ tích tụ ở vùng bụng nhiều hơn nên dân văn phòng phần lớn đều có xu hướng bụng to hơn bình thường.
Stress
Stress là hậu quả của quá trình căng thẳng thần kinh mãn tính, có thể do áp lực và cường độ làm việc cao. Stress có thể gây ra các bệnh khác như rối loạn giấc ngủ, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, xơ vữa động mạch, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp hay triệu chứng đau nửa đầu. Đôi khi, nó cũng khiến bạn khó tập trung công việc như đau giật, thậm chí hoa mắt chóng mặt và xây xẩm.
(Nguồn: baoquangninh.com.vn)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn trưa cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- 9 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư nghiêm trọng (30/3/2021)
- Ba nhóm người dễ bị phản ứng phụ của vắc xin Covid-19 (29/3/2021)
- Điểm danh 6 loại virus gây ung thư (17/3/2021)
- Để hạn chế gia tăng bệnh không lây nhiễm (16/3/2021)
- Bốn triệu chứng trên da ít người biết đến của bệnh nhân Covid-19 (5/3/2021)
- Tác hại của rượu, bia và sức khỏe ngày Tết (15/2/2021)
- Những biến chứng nguy hiểm của viêm gan do rượu (18/1/2021)
- Vì sao nên ngủ trưa 15 phút mỗi ngày? (13/1/2021)
- Rét đậm, nguy cơ mắc nhiều bệnh (11/1/2021)
- Tại sao bạn thường cảm thấy đau chân vào mùa đông? (4/1/2021)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều