Dấu hiệu nhận biết đông máu sau tiêm vaccine Covid-19
Cập nhật: 23/4/2021 | 3:35:18 PM
Đau đầu, co giật, khó thở là những triệu chứng lâm sàng có thể gặp ở người tiêm vaccine Covid-19 khi có biến chứng đông máu, giảm tiểu cầu.
Những dấu hiệu này được Bộ Y tế nêu trong Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vaccine Covid-19, ngày 22/4.
Theo Bộ Y tế, thuyên tắc huyết khối kèm giảm tiểu cầu sau khi tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca và Johnson & Johnson đã được ghi nhận trong các báo cáo của các cơ quan quản lý dược và tổ chức giám sát an toàn vaccine tại nhiều quốc gia. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo cảnh giác, theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời những biến cố hiếm gặp ở người sau tiêm, nghi ngờ giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch, đông máu rải rác trong lòng mạch, huyết khối tĩnh mạch não.
Triệu chứng lâm sàng của hiện tượng đông máu sau tiêm vaccine thường xuất hiện từ 4 đến 28 ngày sau tiêm với các biểu hiện như đau đầu dai dẳng, dữ dội, các triệu chứng thần kinh khu trú; co giật (gợi ý đột quỵ); khó thở hoặc đau ngực (gợi ý thuyên tắc phổi hoặc hội chứng vành cấp); đau bụng (gợi ý huyết khối tĩnh mạch cửa); đau, phù chi dưới (gợi ý huyết khối tĩnh mạch sâu). Đặc biệt, bệnh nhân ít khi biểu hiện chảy máu, xuất huyết da hoặc xuất huyết nội tạng.
Bộ Y tế yêu cầu cơ sở y tế xã, phường, trung tâm y tế quận, huyện, theo dõi người tiêm vaccine Covid-19. Nếu xuất hiện ít nhất một trong các triệu chứng lâm sàng trên, cần chuyển người sau tiêm lên tuyến cao hơn và xử trí cấp cứu.
Tại các bệnh viện tuyến huyện, quận, người tiêm vaccine xuất hiện một trong các triệu chứng như đau đầu dai dẳng, đau bụng, đau phù chi dưới hoặc biểu hiện chảy máu, xuất huyết da, cần thực hiện các xét nghiệm đếm số lượng tiểu cầu, xét nghiệm đông máu cơ bản, các thăm dò khác như siêu âm, X-quang, cộng hưởng từ... để tìm nguyên nhân.
Người sau tiêm vaccine có triệu chứng đau đầu dữ đội, các triệu chứng thần kinh khư trú, co giật, khó thở đau ngực, chảy máu xuất huyết đe dọa tính mạng, cần chuyển lên tuyến cao hơn.
Đến nay 25 tỉnh, thành đã triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho khoảng 128.000 người, chưa gặp trường hợp nào có biểu hiện phản ứng đông máu. Với 1.500 điểm cầu trong hệ thống khám chữa bệnh từ xa ở khắp 63 tỉnh thành, tình trạng đông máu do tiêm vaccine Covid-19 có thể được xử lý ngay ở tuyến cơ sở.
Vaccine Covid-19 đang được tiêm tại Việt Nam là của AstraZeneca. Đợt một, vaccine do công ty VNVC đàm phán, mua và nhập khẩu; đợt hai do Chương trình Covax Facility hỗ trợ. Lãnh đạo Bộ Y tế yêu cầu tất cả các tỉnh thành hoàn thành việc tiêm vaccine Covid-19 trước ngày 5/5.
(Nguồn: vnexpress.net)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- 8 dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi nhiều người không ngờ tới (22/4/2021)
- 9 thói quen tốt nhưng nếu lạm dụng sẽ phản tác dụng (22/4/2021)
- Tại sao phụ nữ gặp phản ứng phụ từ vaccine COVID-19 nhiều hơn? (16/4/2021)
- Dấu hiệu mách bảo bạn đã mắc bệnh nguy hiểm của đường tiêu hóa (12/4/2021)
- 17 quan niệm sai lầm về ung thư (4/4/2021)
- Dân văn phòng thường mắc những căn bệnh nào? (1/4/2021)
- 9 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư nghiêm trọng (30/3/2021)
- Ba nhóm người dễ bị phản ứng phụ của vắc xin Covid-19 (29/3/2021)
- Điểm danh 6 loại virus gây ung thư (17/3/2021)
- Để hạn chế gia tăng bệnh không lây nhiễm (16/3/2021)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều