Mức độ nguy hiểm của bệnh cúm và dấu hiệu biến chứng
Cập nhật: 15/12/2022 | 10:17:56 AM
Trong khi hầu hết người bị cúm sẽ khỏi bệnh sau vài ngày, một số người có thể bị nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh nhân cúm có thể nhanh chóng khỏe mạnh trở lại nhưng cũng có trường hợp gặp biến chứng nguy hiểm. Ảnh: Shutterstock.
Bệnh cúm đang diễn biến nghiêm trọng ở nhiều nước trên thế giới. Trong đó, Mỹ ghi nhận số ca nhập viện do cúm cao nhất trong một thập kỷ qua và không có dấu hiệu nào cho thấy dịch cúm sẽ đạt đỉnh hoặc biến mất trong vài tuần tới. Với mùa du lịch đang đến gần và tỷ lệ người lớn được tiêm phòng cúm tương đối thấp, hàng triệu người có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng.
Trong khi hầu hết những người bị cúm sẽ hồi phục sau vài ngày, một số trường hợp có thể gặp phải các biến chứng đe dọa tính mạng. Theo dữ liệu mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), từ tháng 10, nước này ghi nhận ít nhất 7.300 ca tử vong do cúm, trong đó có 21 trẻ em.
CDC báo cáo khoảng 120.000 người đã phải nhập viện vì cúm trong vài tháng qua. Chín trong số 10 người lớn nhập viện vì cúm có ít nhất một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.
Những người có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng nhất do cúm bao gồm trẻ em dưới 5 tuổi, người trên 65 tuổi, người bị suy giảm miễn dịch và người đang mang thai.
Tiến sĩ Peter Chin-Hong, giáo sư Y khoa và bác sĩ bệnh truyền nhiễm tại Đại học California, San Francisco, cho biết những người bị biến chứng cúm thường phải nhập viện vì virus phát triển thành viêm phổi. Người bệnh có thể mắc viêm phổi do vi khuẩn khi virus cúm lây lan đến đường hô hấp dưới, dẫn đến khó thở và có thể cần bổ sung oxy.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm phổi
Trong khi nhiều triệu chứng của bệnh cúm, chẳng hạn sốt, đau nhức cơ thể, giống với bệnh viêm phổi, một số dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang bị nhiễm trùng phổi nghiêm trọng hơn. Những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm phổi là ho có đờm vàng hoặc xanh, sốt tăng dần, đau ngực khi hít thở sâu hoặc ho.
Một số bệnh nhân bị viêm phổi cũng có thể bị nhiễm trùng huyết, một biến chứng có thể dẫn đến suy nội tạng và tử vong, đặc biệt nếu không được điều trị kịp thời.
Một trong những biến chứng nguy hiểm của cúm là viêm phổi. Ảnh: New York Times.
Tiến sĩ Jonathan Grein, bác sĩ bệnh truyền nhiễm và Giám đốc dịch tễ bệnh viện tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles, cho biết viêm phổi do cúm không chỉ giới hạn ở người lớn tuổi.
"Thật không may, đôi khi, chúng tôi phát hiện những người trẻ tuổi khỏe mạnh cũng bị viêm phổi nặng. Nó có thể xảy ra ở bất cứ ai", tiến sĩ Grein nói.
Theo CDC, cúm và viêm phổi kết hợp là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ chín ở Mỹ, khiến hàng chục nghìn người tử vong mỗi năm.
Virus cúm có thể làm tăng nguy cơ đau tim
Một cơn cúm cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ đau tim, cũng như các trường hợp viêm não hoặc viêm cơ hiếm gặp. “Cúm có thể gây ra tất cả vấn đề không liên quan đến phổi mà mọi người thường không nghĩ đến”, tiến sĩ Chin-Hong nói.
Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy nguy cơ bệnh nhân bị đau tim vào tuần sau khi nhiễm cúm cao gấp 6 lần so với bất kỳ thời điểm nào trong năm trước hoặc năm sau khi nhiễm bệnh.
Tiến sĩ Chin-Hong cho biết ông đã điều trị cho những bệnh nhân cúm bị viêm não - chứng viêm não nguy hiểm có thể do nhiễm virus gây ra - hoặc viêm cơ khiến các cơ bị yếu đi.
Trong khi đó, tiến sĩ Grein cho biết mắc cúm cũng có thể khiến bệnh mạn tính như tiểu đường hoặc hen suyễn trở nặng.
Ông nói: “Cúm kích hoạt phản ứng miễn dịch trong cơ thể để giúp chống lại sự lây nhiễm đó. Nhưng đôi khi, phản ứng đó có thể hơi quá sức. Ở một bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu của họ tăng lên. Hoặc bạn có thể thấy bệnh nhân mắc bệnh phổi tiềm ẩn, nếu họ bị nhiễm cúm, điều đó có thể khiến họ khó thở hơn”.
Phụ nữ mang thai bị cúm
Tiến sĩ Carlos del Rio, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm, Phó khoa điều hành tại trường Y khoa Đại học Emory và hệ thống y tế Grady ở Atlanta, cho biết một trong những nhóm có nguy cơ cao nhất bị biến chứng cúm là người mang thai, một phần hệ thống miễn dịch suy yếu trong thời kỳ mang thai.
Phụ nữ mang thai nằm trong nhóm nguy cơ cao gặp biến chứng khi mắc cúm do hệ miễn dịch của họ suy yếu. Ảnh: Shutterstock.
Ngay cả đối với một phụ nữ khỏe mạnh, những thay đổi về chức năng tim, phổi khi mang thai có thể khiến họ dễ bị bệnh nặng hơn do cúm. Mặc dù vậy, nhiều bệnh nhân vẫn chưa được tiêm phòng trong thời kỳ mang thai.
Một cuộc khảo sát gần đây của CDC cho thấy chỉ một nửa số phụ nữ mang thai được tiêm vaccine cúm theo khuyến cáo, khiến nhiều người có nguy cơ mắc bệnh nặng do cúm.
“Biến chứng nghiêm trọng nhất là suy hô hấp, nhưng cũng có những biến chứng khác, chẳng hạn viêm tim”, tiến sĩ del Rio nói.
Ông lo lắng nhất về tình trạng suy hô hấp, có thể phải đặt nội khí quản trong phòng chăm sóc đặc biệt.
Và có khả năng nhiễm cúm nghiêm trọng có thể dẫn đến "cúm kéo dài". Tương tự như Covid-19 kéo dài, một số chuyên gia lo ngại những người bị nhiễm cúm cũng có thể bị ảnh hưởng lâu dài. Akiko Iwasaki, giáo sư Miễn dịch học tại Đại học Yale, nói với NBC News vào tháng 11 rằng sau khi bị cúm, không có gì lạ khi gặp các triệu chứng, đặc biệt là mệt mỏi kéo dài và sương mù não. Tuy nhiên, họ cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu phạm vi của vấn đề.
Có cần tiêm phòng cúm không?
Các chuyên gia đồng ý rằng mặc dù vaccine cúm không hoàn hảo, tiêm chủng là cách tốt nhất để giúp ngăn ngừa các biến chứng này. Quá trình bảo vệ hoàn toàn mất khoảng 2 tuần và mặc dù vẫn có thể bị nhiễm cúm sau khi tiêm phòng, bạn sẽ ít có khả năng bị bệnh nặng hơn nhờ sự bảo vệ bổ sung đó.
Trong một cuộc họp báo vào đầu tháng 12, tiến sĩ Rochelle Walensky, Giám đốc CDC, cho biết mặc dù chưa có dữ liệu về hiệu quả của vaccine cúm năm nay, nó có vẻ “rất phù hợp” với các chủng đang lưu hành.
Ngay cả sau khi được chẩn đoán mắc bệnh cúm, việc tiêm vaccine vẫn rất quan trọng vì nó cung cấp khả năng bảo vệ rộng hơn chống lại các chủng virus cúm khác nhau. Các chuyên gia cho biết có thể bị cúm nhiều hơn một lần trong một mùa. Vaccine hiện tại bảo vệ chống lại 4 chủng: 2 chủng cúm A và 2 chủng cúm B .
“Chích ngừa cúm vẫn chưa muộn. Chúng ta không biết khi nào mùa cúm sẽ kết thúc và chúng ta đã thấy một đợt cúm kéo dài vào mùa xuân năm ngoái”, tiến sĩ Chin-Hong nói
(Nguồn: zing.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Cách phòng ngừa và điều trị cảm cúm ở trẻ hiệu quả (12/12/2022)
- Cách phòng ngừa các bệnh về da vào mùa đông (6/12/2022)
- 9 tác dụng bất ngờ khi thường xuyên uống nước ấm (6/12/2022)
- Bệnh ung thư máu có di truyền không? (28/11/2022)
- Các biện pháp phòng ngừa muỗi gây bệnh sốt xuất huyết (14/11/2022)
- Vì sao bệnh nhân Whitmore có tỷ lệ tử vong cao? (13/11/2022)
- Người già đối mặt nguy cơ kép: nhiễm cúm mùa và Covid-19 (11/11/2022)
- Đừng nhầm lẫn cúm B và sốt xuất huyết (8/11/2022)
- Bạn được bảo vệ bao lâu sau tiêm vaccine Covid-19 mũi 3, 4? (7/11/2022)
- Phòng tránh như thế nào trong mùa cúm (4/11/2022)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều