Tại sao phụ nữ gặp phản ứng phụ từ vaccine COVID-19 nhiều hơn?
Cập nhật: 16/4/2021 | 7:19:02 AM
Trang USA Today dẫn một thống kê tại Mỹ cho thấy: Nữ giới thường gặp phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine COVID-19 nhiều hơn nam giới.
Hình minh họa: NYT |
Cụ thể, trong số gần 7.000 báo cáo phản ứng phụ gửi về Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ từ ngày 14/12/2020 đến ngày 13/1/2021, hơn 79% trường hợp là phụ nữ. Các triệu chứng phổ biến là đau đầu, mệt mỏi và chóng mặt.
Ngoài ra, phụ nữ cũng dễ gặp một số tác dụng phụ hiếm hơn, như vùng da tiêm vaccine bị phát ban đỏ và ngứa, hay còn gọi là hiện tượng "cánh tay Moderna", bởi 95% trường hợp xảy ra với vaccine của Moderna. Nhìn chung, phụ nữ chiếm 77% các phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm vaccine - theo ghi nhận của Moderna.
Những tác dụng phụ này, thậm chí cả các tác dụng phụ hiếm gặp, là dấu hiệu cho thấy vaccine đang hoạt động có hiệu quả nhằm hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, tại sao phụ nữ có nhiều nguy cơ gặp tác dụng phụ hơn nam giới?
Theo các chuyên gia, phụ nữ có phản ứng miễn dịch với vaccine cao hơn nam giới, điều này có thể giải thích một phần lý do tại sao nhiều người trong số họ xuất hiện tác dụng phụ sau tiêm vaccine COVID-19.
Tiến sĩ Daniel Saban, nhà khoa học miễn dịch học tại Đại học Duke, cho biết: Có thể là do phụ nữ có nhiều tế bào T CD4 + hoạt động mạnh hơn, còn được gọi là "tế bào T hỗ trợ", kích hoạt các tế bào khác từ hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể nhằm chống lại virus. Ông Saban cho biết hormone cũng có thể ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch ở nam giới và phụ nữ, bởi một số tế bào miễn dịch có các thụ thể estrogen. Phụ nữ lại sản sinh nhiều estrogen hơn nam giới, điều này có thể ảnh hưởng đến cách hoạt động của các tế bào miễn dịch.
(Nguồn: vtv.vn)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn trưa cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- Dấu hiệu mách bảo bạn đã mắc bệnh nguy hiểm của đường tiêu hóa (12/4/2021)
- 17 quan niệm sai lầm về ung thư (4/4/2021)
- Dân văn phòng thường mắc những căn bệnh nào? (1/4/2021)
- 9 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư nghiêm trọng (30/3/2021)
- Ba nhóm người dễ bị phản ứng phụ của vắc xin Covid-19 (29/3/2021)
- Điểm danh 6 loại virus gây ung thư (17/3/2021)
- Để hạn chế gia tăng bệnh không lây nhiễm (16/3/2021)
- Bốn triệu chứng trên da ít người biết đến của bệnh nhân Covid-19 (5/3/2021)
- Tác hại của rượu, bia và sức khỏe ngày Tết (15/2/2021)
- Những biến chứng nguy hiểm của viêm gan do rượu (18/1/2021)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều