Vì sao nên ngủ trưa 15 phút mỗi ngày?
Cập nhật: 13/1/2021 | 7:19:26 PM
Nhiều nghiên cứu chỉ ra việc ngủ trưa 15 phút ngắn ngủi có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Wisconsin (Mỹ) nhận thấy, giấc ngủ ngắn có thể thúc đẩy việc sửa chữa tế bào não.
Cải thiện trí nhớ
Một nghiên cứu năm 2014 đăng trên trang web Thư viện Khoa học Quốc gia Mỹ cho thấy, ngủ đêm và ngày đều có tác dụng củng cố trí nhớ như nhau, nhưng 2 thời điểm này không liên quan đến nhau, nghĩa là chúng ta không thể ngủ buổi đêm để bù cho buổi trưa.
Điều này cho thấy ngủ trưa giúp não nghỉ ngơi, phục hồi chức năng và cải thiện trí nhớ, giúp mọi người dễ ghi nhớ những khái niệm phức tạp.
(Ảnh minh hoạ) |
Ngủ trưa tốt cho tim mạch
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, những người không ngủ trưa thường có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao hơn 64%, còn với những người ngủ trưa ít hơn 3 lần/tuần thì là 37%. Do vậy, nếu ngủ trưa, dù là giấc ngủ ngắn thì cũng nên thực hiện đều đặn hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch về sau.
Tăng năng suất và hiệu quả công việc
Nếu giấc ngủ ban đêm không đủ thì chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn vào sáng hôm sau. Lúc này, một giấc ngủ trưa sẽ vực lại tinh thần, đồng thời mang đến sự tỉnh táo và tăng năng suất làm việc ngày hôm đó.
Ngoài ra, thực hiện điều này còn khiến đầu óc tập trung, minh mẫn hơn. Nhờ đó, hiệu quả công việc cũng sẽ tăng lên rõ rệt. Nếu ngủ trưa đủ thì các giác quan cũng sẽ được cải thiện, tăng độ sáng tạo hơn trong công việc.
Giúp đào thải gan
Việc ngủ trưa còn có tác dụng giúp gan có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi những tổn thương sau quá trình đào thải độc tố của nguyên buổi sáng. Điều này cũng giúp nhà máy thải độc của cơ thể ít phải gánh chịu những tổn thương, giảm nguy cơ mắc bệnh về gan, thận.
Cải thiện thể chất
Một nghiên cứu ở Anh cho thấy, dành ra khoảng 15 phút để nghỉ trưa mỗi ngày sẽ giúp mạch máu linh hoạt hơn. Từ đó, có thể phòng ngừa nguy cơ gây ra bệnh tim. Hơn nữa, việc chăm ngủ trưa còn giúp cải thiện hệ miễn dịch, giảm stress hiệu quả.
(Nguồn: vtc.vn)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Rét đậm, nguy cơ mắc nhiều bệnh (11/1/2021)
- Tại sao bạn thường cảm thấy đau chân vào mùa đông? (4/1/2021)
- 7 tín hiệu cảnh báo bạn đang bị stress (22/12/2020)
- Những thói quen xấu dễ khiến bạn cảm lạnh (16/12/2020)
- Dấu hiệu nghi ngờ mắc lao phổi (16/12/2020)
- Phải làm gì để ngăn ngừa đột quỵ, đặc biệt là ở người trẻ? (10/12/2020)
- 10 thói quen hại sức khoẻ mà nhiều người vẫn làm hàng ngày (10/12/2020)
- Cần biết: 8 tiêu chí để phòng khám đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh COVID-19 (2/12/2020)
- Chuyên gia: Tiến độ không ảnh hưởng đến độ an toàn của COVID-19 (28/11/2020)
- Virus HPV có thể gây ung thư nhưng cách phòng tránh như phòng các bệnh đường tình dục (28/11/2020)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều