Cảnh giác với những dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn của ung thư phổi
Cập nhật: 13/10/2020 | 7:38:05 AM
Triệu chứng của ung thư phổi khá giống với nhiều bệnh lý thông thường khác, nên không ít trường hợp bị chẩn đoán nhầm, gây chậm trễ trong việc điều trị.
Ung thư phổi đứng đầu về tỷ lệ tử vong
Ung thư phổi hay ung thư phế quản là một khối u ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang hoặc từ các tuyến của phế nang.
Trên thế giới, hiện nay ung thư phổi đứng đầu trong các bệnh ung thư thường gặp về cả tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong. Ở nước ta, ung thư phổi xếp vị trí thứ 2 sau ung thư gan, với khoảng 23.600 người phát hiện mắc mới và 20.700 người tử vong mỗi năm.
Một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi cho người bệnh là hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường, nghề nghiệp liên quan đến phóng xạ, yếu tố di truyền.
Một phần của nguyên nhân tử vong cao là do rất nhiều trường hợp phát hiện ung thư phổi quá muộn, hoặc bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như lao phổi, viêm khớp...
Dưới đây là những triệu chứng không điển hình của ung thư phổi, mà chúng ta cần lưu ý:
Giảm cân không chủ ý
Giảm từ 5 kg trở lên trong vòng 3 tháng khi không có ý định giảm cân có thể báo hiệu nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư phổi. Chán ăn có thể gây giảm cân, hoặc khối u có thể phá vỡ sự trao đổi chất của cơ thể
Ngón tay dùi trống
Nếu nhận thấy 10 ngón tay cùng bị sưng lên một cách bất thường, không có cảm giác ngứa hoặc đau thì bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt, bởi đây có thể là triệu chứng “ngón tay dùi trống” cảnh báo sớm ung thư phổi.
Cụ thể, ngón tay dùi trống có nhận diện là đầu ngón tay to hơn và được cho là do tích tụ dịch, mặc dù chưa rõ chính xác ung thư gây ra điều này như thế nào. Những người có dấu hiệu này có thể không nhìn thấy khoảng trống khi áp hai móng tay vào nhau, bởi vì các ngón tay của họ bị bè ra.
Theo thống kê, ngón tay dùi trống là triệu chứng được ghi nhận ở 35% những người mắc ung thư phổi. Đương nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý khác.
Cực kỳ khát và đi tiểu thường xuyên
Trong một số ít trường hợp, khối u trong phổi có thể tiết ra những chất khiến lượng canxi trong máu tăng cao, và điều này có thể khiến bạn cảm thấy khát và đi tiểu thường xuyên hơn. Nếu thấy mình uống nước nhiều hơn bình thường, hãy lưu ý, bởi vì đó có thể là một trong những dấu hiệu của ung thư phổi.
Khàn tiếng
Có nhiều lý do khiến bạn bị khàn tiếng, từ nhiễm trùng đến hò hét quá nhiều. Nhưng nếu khàn tiếng không hết sau một, hai tuần, thì cần được bác sĩ tai mũi họng kiểm tra.
Sưng má và cổ
Các khối u trong phổi có thể tiết ra những nội tiết tố, trong một số ít trường hợp khiến cho bệnh nhân trông giống như sử dụng corticoid. Các dấu hiệu gồm tăng cân, đọng mỡ ở phía trên lưng và mặt tròn.
(Nguồn: vnexpress.net)
- Kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch năm 2024 (30/10/2024)
- V/v Yêu cầu báo giá nhu cầu mua Đèn mổ di động (Đèn mổ treo tường) (29/10/2024)
- Tập huấn điều trị, chăm sóc HIV/AIDS và quản lý thuốc kháng HIV (29/10/2024)
- Tập huấn kiến thức Nha học đường năm 2024 (25/10/2024)
- Kế hoạch sửa chữa, thay thế mới linh kiện, thiết bị máy tính văn phòng cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/10/2024)
- Hội nghị tham vấn về hoạt động Dự án USAID tăng cường năng lực địa phương trong dự phòng, giám sát và đáp ứng dịch bệnh tại Quảng Ninh (24/10/2024)
- Chi bộ Phòng chống HIV/AIDS Bệnh không lây nhiễm tổ chức sinh hoạt chuyên đề Quý IV (24/10/2024)
- CDC Quảng Ninh giám sát công tác triển khai tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2024 (24/10/2024)
- Bàn tay lạnh giá, cẩn thận mối nguy bệnh tật (2/10/2020)
- Ba biến đổi trên da cảnh báo bệnh ung thư gan (24/8/2020)
- Việt Nam nỗ lực rút ngắn thời gian sản xuất vắcxin phòng COVID-19 (22/7/2020)
- Phòng tránh viêm mũi xoang khi đi bơi (23/6/2020)
- Để không bị viêm họng mùa nóng (2/6/2020)
- 12 bí quyết để có phổi khỏe mạnh (2/6/2020)
- 9 nguyên nhân gây nghẹt mũi và đau đầu (23/5/2020)
- 4 dấu hiệu xuất hiện ở chân cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm (17/5/2020)
- Điểm mặt bệnh da thường gặp vào mùa hè (15/5/2020)
- 6 bộ phận cơ thể dễ viêm nhiễm (13/1/2020)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều