Kiểm soát tốt bệnh lao: Cần giải pháp đột phá
Lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm khuẩn. Tình hình dịch tễ lao kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp và đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia. Việt Nam đứng hàng thứ 12 trong số 22 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới. Hằng năm, Việt Nam có khoảng 130.000 người mắc lao mới, 170.000 người mắc lao lưu hành, khoảng 3.500 người mắc lao đa kháng thuốc và đặc biệt có đến 18.000 người tử vong do bệnh lao.
Bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Ảnh: T. Minh
Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với tính mạng cũng như sức khỏe người mắc bệnh cùng với nguy cơ lây lan ra cộng đồng lớn; bệnh có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, chữa đúng phương pháp và đủ thời gian. Nguy cơ mắc bệnh lao có thể xảy ra với tất cả mọi người, không miễn trừ ai. Đầu tư cho phòng, chống lao là đầu tư có hiệu quả kinh tế rất cao, vì vậy sẽ góp phần quan trọng vào xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội và nâng cao sức khỏe của người dân Việt Nam.
Năm 1986, Chương trình Chống lao quốc gia Việt Nam (CTCLQG) đã hình thành và triển khai các hoạt động phòng chống lao theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), sau đó từ năm 1995 được Chính phủ đưa thành một dự án thành phần trong Chương trình Mục tiêu quốc gia Phòng chống một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm, HIV/AIDS. Với sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư của Chính phủ, Bộ Y tế, các nhà tài trợ quốc tế, cùng với sự phối hợp và hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức, đối tác trong và ngoài nước, công tác chống lao Việt Nam đã có những kết quả tích cực, được cộng đồng trong nước và quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Để đánh giá chính xác tình hình bệnh lao ở Việt Nam, Bộ Y tế đã chỉ đạo điều tra dịch tễ lao toàn quốc vào năm 2006 - 2007 với sự tham gia của TCYTTG, KNCV và các đối tác quốc tế. Kết quả cho thấy số ước tính trước đây của TCYTTG là ước tính dưới mức thực tế. Do vậy, phát hiện sớm tất cả các thể lao là định hướng cần được ưu tiên hàng đầu của Chương trình Phòng chống lao ở Việt Nam.
Kiểm soát bệnh lao là một trong các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) mà Việt Nam đã cam kết với cộng đồng thế giới, đó là vào năm 2015 giảm 50% số mắc và tử vong do lao so với năm 2000. Qua phân tích hiện tại, chương trình cần phải có đầu tư và chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt để vượt qua các khó khăn, thách thức thì chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu MDGs về phòng chống bệnh lao.
Để thực hiện được, CTCLQG đang đứng trước các khó khăn, thách thức chủ yếu là: Dịch tễ lao ở Việt Nam còn cao, một số lượng lớn ca bệnh lao trong cộng đồng chưa được phát hiện, tiếp tục là nguồn lây; lao đa kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp do sự gia tăng của y tế tư nhân thực hành điều trị chưa đạt chuẩn, diện bao phủ dịch vụ kiểm soát lao kháng thuốc còn thấp (25% năm 2013), nguồn lực cho lao đa kháng thuốc hoàn toàn từ ngân sách viện trợ; đại dịch HIV, tuy bước đầu đã được khống chế nhưng số ca nhiễm HIV tích lũy tiếp tục tăng lên và đến lúc có nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội xuất hiện mà lao là bệnh phổ biến nhất ở người nhiễm HIV, chẩn đoán lao/HIV còn khó khăn, kết quả điều trị lao/HIV còn chưa cao do tỷ lệ được điều trị ARV còn thấp.
Đặc biệt, thách thức rất lớn về nguồn lực do sự giảm nhanh nguồn viện trợ quốc tế trong những năm tiếp theo đối với các nước có thu nhập trung bình và khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, nếu không có các giải pháp đầu tư đột phá từ chính phủ về nhân lực và tài chính sẽ không giải quyết được vấn đề bệnh lao.
Bên cạnh đó, hiện nay đã có rất nhiều công nghệ mới mở đường cho việc thay đổi chiến lược từ ngăn chặn bệnh lao chuyển thành chiến lược thanh toán bệnh lao trên toàn cầu. Vì vậy, mỗi nước thành viên cần có chiến lược mang tầm quốc gia để vừa duy trì và phát huy các thành quả đạt được, vừa đủ khả năng ứng dụng các công nghệ mới đẩy nhanh tiến trình cắt giảm nguồn lây một cách bền vững dựa trên nguồn nội lực là chính với sự hỗ trợ kỹ thuật của TCYTTG và các đối tác quốc tế.
Nhận thức rõ sự nguy hiểm và gánh nặng mà bệnh lao gây ra, ngày 4 tháng 3 năm 2014, Bộ Y tế đã trình Chính phủ “Chiến lược Quốc gia phòng chống bệnh lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”. Trong đó đặt ra những mục tiêu cụ thể và các giải pháp phòng chống lao mang tính tổng thể, dài hạn và đột phá nhằm huy động được sự tham gia mạnh mẽ của hệ thống chính trị, các tổ chức trong và ngoài nước bảo đảm tính hiệu quả cao, bền vững, góp phần quan trọng vào nâng cao sức khỏe nhân dân và công cuộc xây dựng phát triển đất nước.
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
Cúm mùa là bệnh lý cấp tính do nhiễm vi rút cúm tuýp A hoặc B, C gây ra. Bệnh dễ lây lan từ người sang người và gây ra các triệu chứng như sốt đột ngột, ho, nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi… Hầu hết các trường hợp mắc cúm mùa có thể hồi phục sau khoảng 1 tuần mà không gặp phải biến chứng nghiêm trọng, nhưng đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản