Làm gì để cải thiện “siêu mầm bệnh đề kháng”?
Chỉ mấy tháng sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức Ngày sức khỏe thế giới với khẩu hiệu chống kháng thuốc, nhiễm khuẩn Escherichia coli (E.coli) trở thành vấn đề y tế gây khủng hoảng nhiều nước châu Âu và gây lo lắng cho cả thế giới.
Vì sao kháng sinh tăng độc lực khi kháng kháng sinh?
Vi khuẩn có thể đề kháng kháng sinh bằng nhiều cơ chế khác nhau.
- Thứ nhất, chúng có thể tự sản xuất ra các enzym phá hủy cấu trúc và làm mất tác dụng của kháng sinh. Thí dụ, chúng tiết ra enzym có tên beta-lactamase phá hủy các thuốc thuộc nhóm penicillin và hiện nay vi khuẩn tiết ra NDM-1 đang gây khủng hoảng vì kháng lại kháng sinh thuộc nhóm carbamenem (gồm imipenem, meropenem...).
- Thứ hai, nhiều kháng sinh chỉ cho tác dụng khi thấm qua lớp vỏ của tế bào vi khuẩn, vi khuẩn đề kháng lại bằng cách tự tổng hợp lớp vỏ của tế bào khác đi để kháng sinh không thấm qua được.
- Thứ ba, một số vi khuẩn đề kháng lại kháng sinh nhóm tetracyclin bằng cách tự chế tạo một loại “bơm” đặc biệt để tống kháng sinh ra khỏi cơ thể của chúng.
- Thứ tư, thường kháng sinh chỉ tấn công vào một nơi nhất định trên cơ thể của vi khuẩn gọi là đích tác dụng thì vi khuẩn đề kháng lại bằng cách biến đổi đích tác dụng này, thế là xem như kháng sinh bị vô hiệu hóa.
Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, không đúng cách, không đủ liều sẽ làm vi khuẩn không bị tiêu diệt hết, một số có khả năng thích ứng, đặc biệt có sự đột biến gen trên nhiễm sắc thể kiểm soát sự nhạy cảm đối với kháng sinh. Số này tồn tại, phát triển thành “chủng” vi khuẩn mới mà kháng sinh đã sử dụng sẽ không còn tác dụng.
Khoảng 10% trường hợp vi khuẩn thoát khỏi sự tấn công của kháng sinh theo một trong bốn cơ chế đề kháng đã kể và bắt nguồn từ đột biến gen trên nhiễm sắc thể của tế bào vi khuẩn (đề kháng loại này gọi đề kháng nhiễm sắc thể) nên có tính chất di truyền, tức vi khuẩn bố mẹ truyền tính đề kháng này lại cho con cháu và cứ thế phát triển. Nhưng nguy hại hơn là 90% trường hợp còn lại tính đề kháng không chỉ truyền từ vi khuẩn bố mẹ sang vi khuẩn con, mà còn từ vi khuẩn loại này sang vi khuẩn loại khác.
Làm gì cải thiện?
1. Nên dành quyền chỉ định kháng sinh cho thầy thuốc. Không tự ý sử dụng kháng sinh bừa bãi, không đúng lúc, không đủ liều.
2. Khi được bác sĩ ghi đơn chỉ định dùng kháng sinh, nên dùng thuốc đúng liều lượng, đủ thời gian như chỉ định, không ngưng, bỏ thuốc nửa chừng.
3. Có một số kháng sinh chống chỉ định, tức là không được dùng ở phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ con. Sử dụng kháng sinh bừa bãi ở các đối tượng này có khi nguy hiểm.
4. Một số bệnh nhiễm khuẩn thường có triệu chứng sốt nhưng không phải tất cả trường hợp bị nóng sốt đều là do nhiễm khuẩn. Hơn nữa, nếu thật sự bị nhiễm khuẩn, việc dùng kháng sinh đủ liều thường kéo dài trong nhiều ngày (5-7 ngày). Vì vậy, hoàn toàn không nên mới thấy cảm sốt sơ sơ là vội uống vài viên kháng sinh rồi thôi.
5. Trên nguyên tắc, nếu vi khuẩn còn nhạy cảm với kháng sinh cổ điển, thông dụng thì sử dụng kháng sinh loại này và tránh dùng kháng sinh loại mới. Hiện có tình trạng đáng lo là một số người bệnh nhưng không đến bác sĩ khám mà lại mua các loại kháng sinh mới nhất (fluoroquinolon, cephalosporin thế hệ thứ ba, thứ tư) để tự chữa bệnh và dùng sai. Làm thế không chỉ hại cho bản thân vì dùng thuốc không đúng bệnh sẽ nặng thêm mà vô tình có thể hại cho cộng đồng. Những kháng sinh mới thường được khuyến cáo chỉ dùng trong bệnh viện hoặc khi có sự chỉ định cân nhắc của bác sĩ điều trị. Đó là thuốc quý có tính dự trữ. Như carbapenem là loại kháng sinh dự trữ rất quý (ở ta ngay các bệnh viện lớn cũng rất ít khi dùng, xem như để dành), thế mà nay đã bị đề kháng!
6. Riêng đối với E.coli thường lây lan qua đường tiêu hóa. Do đó, nên rửa tay bằng xà bông trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, nên nấu chín thức ăn, tránh ăn rau sống chưa được rửa kỹ, tránh ăn thức ăn còn lại từ hôm trước mà không nấu lại ở nhiệt độ sôi thích hợp...
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Tổ chức thành công diễn tập phòng chống bệnh Dại tại huyện Bình Liêu
Ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức chương trình diễn tập Phối hợp liên ngành trong điều tra, xử lí ổ dịch dại trên người và động vật tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh
Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 14.287 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi trong đó 04 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi, so với cùng kỳ năm 2023 số mắc cao hơn 42 lần. Tại Quảng Ninh từ đầu năm đến nay ghi nhận 04 trường hợp mắc sởi trong đó tại Đầm Hà (02 ca), Hải Hà (01 ca), Hạ Long (01 ca).
Bệnh liên cầu lợn
Bệnh liên cầu lợn thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh. Tỷ lệ tử vong có thể đạt đến 7%.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
- Đại hội Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030
- Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
- Khoa TTGDSK (CDC Quảng Ninh) giành 2 Giải Báo chí toàn quốc ‘Vì sức khỏe nhân dân’ lần thứ II năm 2024