10/9/2012 | 7:43:32 AM

Làm gì để tránh biến chứng khi tiêm phòng?

Viện Chăm sóc Sức khỏe Trẻ em Hoa Kỳ cho rằng việc tiêm nhiều mũi vắc xin cho trẻ trong cùng một ngày sẽ gây nên những tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc.
Hỏi: Tôi nghe nói tiêm vắc xin ở trẻ nhỏ cũng có thể gặp phải những biến cố hoặc hệ lụy không mong muốn. Con tôi cần tiêm những loại vắc xin nào? Tôi sắp sinh con đầu lòng và còn nhiều bỡ ngỡ về điều này. Vậy xin bác sĩ cho biết tôi cần lưu ý gì khi tiêm vắc xin cho con? 
 
Minh Tâm (Phú Thọ) 
 
Trả lời: 
 
Không thể phủ nhận lợi ích của việc tiêm vắc xin đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích tích cực, tiêm vắc xin còn tiềm ẩn những nguy cơ, hệ lụy. Chính vì thế, các bậc cha mẹ cần trang bị những kiến thức cơ bản dưới đây khi cho trẻ tiêm vắc xin.
 
Không nên tiêm nhiều mũi vắc xin trong cùng một ngày 

Làm gì để tránh biến chứng khi tiêm phòng?

Viện Chăm sóc Sức khỏe Trẻ em Hoa Kỳ cho rằng việc tiêm nhiều mũi vắc xin cho trẻ trong cùng một ngày sẽ gây nên những tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy nên đừng nên để bé phải tiêm nhiều mũi vắc xin trong cùng một ngày, vừa gây cho bé cảm giác đau đớn vừa là nguy cơ tiềm ẩn gây nên những tác dụng phụ. 
 
Phản ứng phụ có thể xảy ra 
 
Theo thống kê của các chuyên gia nhi khoa thì cứ 1 trong 4 trẻ tiêm vắc xin sẽ có những biểu hiện phản ứng phụ với thuốc. Những biểu hiện thường gặp có thể là sốt, sưng tấy, sưng phồng, …trên da. 
 
Để giảm đau và hạn chế những tác dụng phụ đó các bậc cha mẹ có thể tiến hành chườm nóng hoặc lạnh cho trẻ. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp vết tiêm của trẻ sưng lớn kèm theo dấu hiệu sốt cao thì đừng chần chừ mà hãy nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ. 
 
Các loại vắc xin cơ bản cần cho bé 
 
Bạch hầu, uốn ván, ho gà: Thời điểm nên cho bé tiêm loại vắc xin này là khi đã được 2 tháng tuổi. Trong trường hợp trẻ đang mắc bệnh nhiễm khuẩn, sốt cao, rối loạn thần kinh (co giật, viêm não và các bệnh về não)... không nên tiêm. 
 
Bại liệt: Loại vắc xin này bé sẽ được uống chứ không phải tiêm. Tuyệt đối không được cho uống vắc xin phòng bại liệt khi trẻ đang bị sốt, bị nôn, tiêu chảy, đang điều trị thuốc corticoid, mắc bệnh ác tính (u lympho, bạch cầu cấp...) hoặc bị nhiễm HIV. 
 
Sởi: Thời điểm tiêm vắc xin phòng bệnh sởi khi trẻ hơn 9 tháng tuổi. Khi trẻ đang sốt cao, bị suy giảm miễn dịch nhiễm HIV cần hoãn tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. 
 
Viêm gan B: Trong trường hợp với trẻ sinh ra nhẹ cân (dưới 1,5kg) có thể chờ cho đến khi trẻ được 2kg hoặc từ 2 tháng tuổi mới bắt đầu tiêm, khi trẻ đang sốt cũng không nên tiêm. 
 
Viêm não Nhật Bản: Không được tiêm khi trẻ đang sốt cao, mắc bệnh tim, thận, gan, đái tháo đường, đang mắc bệnh ung thư máu và nhất là trẻ đã từng bị dị ứng với vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản. 
 
Ngoài những vắc xin phòng các bệnh trên còn có nhiều loại khác như: thủy đậu, quai bị, cúm, viêm màng não... Tuy nhiên, để tiêm vắc xin phòng bệnh được an toàn và hiệu quả, tốt nhất trước khi tiêm nên tham khảo ý kiến bác sĩ và hỏi rõ về thời điểm tiêm vắc xin. 
 
Trường hợp nào không nên tiêm phòng vắc xin?
 
Không nên tiêm phòng vắc xin nếu trẻ có nguy cơ bị dị ứng. Điều này lệ thuộc vào cơ địa của trẻ, một số trẻ bị dị ứng với một số hợp chất có trong vắc xin, kể cả trường hợp phản ứng nhẹ. 
 
Ngoài ra, khi bé không được khỏe hoặc bị ốm thì không nên tiêm vắc xin trong trường hợp này. Trừ khi bé bị cảm lạnh hoặc mắc chứng viêm tai thì vẫn có thể tiêm vắc xin.
Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814