Làm gì khi khàn giọng?
Nguyên nhân gây khàn giọng
Nguyên nhân tiên phát:
- Viêm thanh quản cấp tính: viêm thanh quản do virút, viêm thanh quản do vi khuẩn, viêm nắp thanh quản cấp tính, viêm phế quản do vi khuẩn.
- Viêm thanh quản mãn tính: khói thuốc lá tiếp xúc: kích thích và gây viêm thanh quản phù nề dây thanh âm.
Hét to, nói to… nhiều (nguyên nhân phổ biến nhất); trào ngược dạ dày (trào ngược viêm thanh quản); polyp thanh quản, Khối u thanh quản; dị vật; nang dây thanh.
- U hạt chấn thương (Traumatic Granuloma) do từ đặt nội khí quản.
Nguyên nhân thứ phát: do suy giáp, nhược cơ, liệt hành tủy, các bệnh hệ thống khác: viêm khớp dạng thấp, gout, lupus đỏ hệ thống, chấn thương (ví dụ như đặt nội khí quản).
Nguyên nhân gây tổn thương thần kinh thanh quản: phẫu thuật (tuyến giáp, cổ, ngực); các bệnh ác tính: ung thư tuyến giáp, ung thư thực quản, ung thư phổi; bệnh lý thần kinh: bệnh thần kinh đái tháo đường, bệnh lý thần kinh do virút.
Nguyên nhân gây khàn giọng chức năng (không có nguyên nhân gây tổn thương thực thể): chứng khó phát âm do co thắt, chứng tắt tiếng (hoàn toàn không có tiếng nói)…
Những yếu tố thuận lợi:
Khô niêm mạc thanh quản, ví dụ: độ ẩm thấp, tắc nghẽn mũi, hút thuốc lá, ô nhiễm không khí hoặc phản ứng phụ của thuốc(như thuốc kháng histamine, hít steroids, và những chất chống tiết cholin (anticholinergics); nhiễm trùng đường hô hấp trên; mất tính đàn hồi của dây thanh âm do tuổi tác (lão hóa của giọng nói).
Điều trị khàn giọng như thế nào?
Việc điều trị sẽ dựa vào những nguyên nhân gây bệnh. Điều trị thường bao gồm nghỉ ngơi(hạn chế nói), luyện âm, dùng thuốc men và/ hoặc phẫu thuật. Các biện pháp không cần phẫu thuật là chữa trị chọn lựa đầu tiên đối với hầu hết các tổn thương lành tính của thanh quản. Bạn nên lưu ý: bất kỳ bệnh nhân bị khàn giọng kéo dài trên 3 tuần không rõ nguyên nhân cần khám và xét nghiệm để loại trừ bệnh ác tính.
Chữa trị không phẫu thuật
Giữ gìn giọng nói: hạn chế nói được sử dụng cho viêm thanh quản cấp tính, nói chung là các trình trạng khác gây sưng, phù nề cấp tính thanh quản. Trong giai đoạn nghỉ ngơi, bạn nên hạn chế các hành vi lạm dụng giọng nói, hát để ngăn chặn thiệt hại thêm dây thanh âm, thời gian khoảng từ một tuần đến vài tuần tùy thuộc vào từng bệnh lý và cân bằng vấn đề khác, như bạn cần phải sử dụng tiếng nói tại nơi làm việc.
Điều trị bằng thuốc men: gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm corticoid, thuốc tiêu nhầy, thuốc chống trào ngược, và các thuốc chống viêm non- steroid. Cụ thể:
Điều trị trào ngược dạ dày - thực quản (nếu nghi ngờ): lưu ý về chế độ ăn uống. Các thuốc điều trị bệnh dạ dày như thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng tiết acid, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày…
Điều trị các bệnh như trên đã đề cập như: nghiện rượu, dị ứng viêm phế quản, viêm thanh quản…
Luyện âm: bác sĩ sẽ hướng dẫn các kỹ thuật để giảm thiểu các hành vi có hại và những cách thức để đạt được hiệu quả phát âm tốt. Bao gồm: kỹ thuật vệ sinh thanh âm, thư giãn và hít thở, các bài tập luyện âm (gồm các bài tập để tăng cường các dây thanh âm, giúp thư giãn và tập thở và các bài tập nhằm cải thiện). Luyện âm có thể hỗ trợ điều trị có hiệu quả cho cả hai tình huống do tổn thương thực thể (như nốt sần và polyp) và do nguyên nhân không có tổn thương thực thể (như khàn tiếng do căng cơ).
Nên khám bác sĩ nếu: - Khó thở hoặc khó nuốt. - Khàn giọng kèm theo chảy nước dãi, nước mũi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Trẻ em dưới 3 tháng tuổi bị khan giọng. - Khàn giọng kéo dài hơn 1 tuần đối với trẻ em, hoặc 3 tuần đối với người lớn. |
Chuyển đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng: nếu như việc điều trị xem ra không thay đổi và không có cải thiện, để kiểm tra tỉ mỉ giọng nói và làm các đánh giá sâu hơn nhờ những phương tiện chẩn đoán như nội soi...
Chữa trị bằng phẫu thuật việc điều trị bằng phương pháp này: tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ mà hướng xử lý khác nhau, như: từ tiêm chích thuốc, điều trị bằng laser, mổ nội soi hoặc mổ hở với phạm vi khác nhau.
Với chứng khó phát âm do co thắt (spasmodic dysphonia): điều trị bằng chích botulinum toxin hoặc vào các cơ nhẫn - phễu sau, hoặc vào các cơ nhẫn - giáp.
Thường hay gặp là phẫu thuật những tổn thương như nang dây thanh (thường được chỉ định cắt càng sớm càng tốt), các nốt sần và các polyp nếu có, hiệu quả nhất hiện nay là qua ống nội soi mềm. Ngoài ra, với trường hợp ung thư thanh quản thì tùy thuộc mức độ mà bác sĩ có thể áp dụng phẫu thuật bảo tồn hay cắt một phần thanh quản, hay cắt bỏ thanh quản toàn phần, sau phẫu thuật này người bệnh phải thở qua lỗ mở của khí quản trực tiếp khâu nối ra vùng da ở cổ, đi kèm tia xạ và vô hóa chất.
- Bác sĩ có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật khác nhau để điều trị liệt dây thanh âm (vocal cord paralysis.)…
Tự chăm sóc tại nhà
Khàn giọng có thể diễn ra trong khoảng thời gian ngắn (cấp tính) hoặc lâu dài (mãn tính).
Nghỉ ngơi và theo thời gian có thể cải thiện khàn giọng. Khóc, la hét, và nói quá nhiều hoặc hát to quá có thể làm cho khàn tiếng nhiều hơn. Bạn nên kiên nhẫn, bởi vì quá trình chữa bệnh có thể mất vài ngày đến vài tuần.
Không nói chuyện, trừ khi bạn cần thiết phải nói và tránh thì thầm. Thì thầm có thể làm căng các dây thanh âm nhiều hơn là nói.
Tránh dùng thuốc chống sung huyết như để thông mũi, vì thuốc thông mũi làm khô dây thanh âm và kéo dài tình trạng khan tiếng.
Nếu bạn hút thuốc, nên giảm bớt hoặc ngừng hút thuốc (thuốc và rượu đều là chất kích thích, rượu còn làm mất nước). Giảm dùng caffeine.
Làm ẩm không khí với bình phun hơi nước hoặc uống nước đầy đủ và có thể dùng tắc chưng đường phèn… giảm phần nào khan tiếng.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh