Làm gì khi trẻ bị phỏng?
Mẹ bé cho hay trong lúc mẹ ra khỏi bếp thì bé lẫm chẫm bước tới bốc lấy thanh cời lò đưa lên miệng. Kết quả là miệng và nhất là hai bàn tay của bé bị phỏng khá nặng. Mẹ bé đã xử trí rất đúng là ngâm hai bàn tay bé vào nước sạch ngay, sau đó đưa bé đến trạm y tế. Tuy nhiên do vết phỏng khá nặng làm cháy hết da lòng bàn tay nên khả năng di chứng sẹo co rút bàn tay rất cao.
Trường hợp thứ hai là bé T.T.H., 14 tháng tuổi, bị phỏng nước nóng do bình thủy để trên bàn đổ vào người bé lúc mẹ pha sữa. Trong lúc bối rối, người nhà lấy kem đánh răng thoa khắp chỗ phỏng với suy nghĩ kem đánh răng lạnh sẽ làm mát vết phỏng. May mắn là bé chỉ bị phỏng độ 2.
Hai trường hợp trên cho thấy phần lớn mọi người đều biết cách xử trí khi bé bị phỏng, nhưng vẫn còn đó những phương pháp dân gian chưa chính xác như bôi kem đánh răng, nước mắm, giấm... để làm mát vết phỏng. Khi bị phỏng thì da, vốn là tấm áo bảo vệ cơ thể, bị tổn thương nên bôi bất kỳ hóa chất lạ nào lên cũng sẽ khiến tình hình thêm trầm trọng.
Phỏng là tai nạn rất thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân phỏng rất đa dạng nhưng phần lớn (hơn 70%) là do phỏng với chất lỏng nóng như nước sôi, lửa bếp, nước quá nóng trong vòi tắm, phỏng do bàn ủi, do điện giật hay rờ vào ổ cắm điện... trong đó khoảng 1/3 trẻ phải nhập viện do vết phỏng sâu và nhiễm trùng.
Phỏng không chỉ là một tai nạn ngoài da mà trong những trường hợp nặng sẽ gây ra các rối loạn lan rộng cơ thể khiến cơ thể suy sụp có thể dẫn đến tử vong. Dù có nhiều tiến bộ trong công tác điều trị phỏng nhưng tỉ lệ tử vong ở trẻ phỏng nặng vẫn còn cao (khoảng 7% các trường hợp nhập viện). Vì vậy việc dự phòng phỏng là hết sức cần thiết và nên được chú ý thường xuyên.
Khi trẻ đã bị phỏng dù ít hay nhiều, đa số đều để lại di chứng sẹo co rút và chấn thương tâm lý về sau. Do đó "phòng bệnh hơn trị bệnh" vẫn là cách tốt nhất hiện nay.
Khi bé bị phỏng, cha mẹ cần phải bình tĩnh tiến hành các biện pháp sơ cứu cần thiết như sau: *Loại bỏ ngay các tác nhân gây phỏng: - Lửa cháy dập lửa bằng nước - Nếu điện thì cắt ngay nguồn điện, dùng cây gỗ gạt bỏ dây điện, kéo nạn nhân ra xa nguồn điện. - Nếu tác nhân gây phỏng là thức ăn nóng, nước sôi phải cởi bỏ ngay quần áo nạn nhân, rửa trôi thức ăn còn bám trên da. *Ngâm rửa vết phỏng vào nước lạnh càng sớm càng tốt sẽ hạn chế được phỏng sâu. *Băng ép tạm thời vết phỏng bằng gạc, vải sạch để hạn chế vết thương nhiễm khuẩn. *Nếu bé quá đau đớn thì có thể cho bé uống thuốc giảm đau paracetamol (biệt dược Hapacol 150mg, 250mg hoặc Efferalgan 150mg, 250mg) với liều 10-15mg/kg trước khi đưa đến cơ sở y tế gần nhất. |
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh