Làm sao để thực phẩm đông lạnh an toàn?
Đông lạnh làm chậm lại tiến trình phân hủy thức ăn. Nếu quá trình đông đá và xả đá được thực hiện một cách đúng bài bản, thực phẩm sẽ giữ được màu sắc, mùi vị và giá trị dinh dưỡng.
Các phương pháp đông lạnh
Thực phẩm có thể được đông lạnh theo hai cách: đông lạnh nhanh và đông lạnh chậm. Đông lạnh chậm là phương pháp mà chúng ta áp dụng hàng ngày ở tủ lạnh. Thời gian cần thiết để đạt được nhiệt độ thích hợp cho việc đông lạnh (-18oC) là từ 3 - 72 giờ.
An toàn thực phẩm
Khi vi khuẩn và những sinh vật gây hại được đông lạnh, chúng có khuynh hướng ngừng sinh sản, một số bị tiêu diệt một cách nhanh chóng ở nhiệt độ cần thiết cho sự đông lạnh. Tuy nhiên không phải nhiệt độ càng thấp thì vi khuẩn dễ bị chết. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng vi sinh vật dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ từ -2 đến -4oC hơn là nhiệt độ xuống -18oC. Tuy nhiên, cũng đừng nên quá tin tưởng rằng đông lạnh là một phương cách tiệt khuẩn vì một số vi khuẩn vẫn sống... nhăn răng. Những độc chất gây ngộ độc thực phẩm vẫn tồn tại trong thực phẩm dù ở nhiệt độ đông lạnh.
Những điều cần lưu ý
Thực phẩm có khuynh hướng gia tăng mùi vị khi đông lạnh, vì vậy nên hạn chế việc tẩm gia vị; tiêu hành tỏi cũng tăng nồng độ và trở nên có vị đắng khi được đông lạnh.
Những thức ăn dễ bị hư hỏng như: thịt cá, gà vịt, các sản phẩm bơ sữa cần phải được xả đá ở trong ngăn lạnh của tủ lạnh. Những thực phẩm được nấu sẵn và ít độ ẩm như bánh mì có thể xả đá ở ngoài tủ lạnh ở nhiệt độ phòng.
Nếu không có nhiều thời gian để xả đá, có thể chọn giải pháp nhanh bằng cách cho vào lò vi ba với thời lượng là 10 - 12 phút cho 1kg thịt. Cần nhớ là luôn tháo túi nhựa ra vì chúng có thể ngấm độc chất vào thực phẩm. Một cách xả đá nhanh khác là bỏ thực phẩm trong túi nhựa kín và nhúng ngập vào nước, cứ mỗi 30 phút thay nước một lần cho đến khi thực phẩm hoàn toàn được xả đá.
Nếu thực phẩm được xả đá trong tủ lạnh, nếu gì lý do nào đó không nấu nướng kịp, có thể để trở lại vào ngăn đá để đông lạnh. Riêng nếu những loại thực phẩm được xả đá bên ngoài tủ lạnh, trong lò vi ba hoặc ngâm vào nước thì cần phải nấu trước khi cho đông đá trở lại. Thực phẩm một khi được xả đá rồi đem đông đá trở lại sẽ bị biến chất, giảm hương vị, giảm giá trị dinh dưỡng.
Trong quá trình đông lạnh, nếu thực phẩm không được bao bọc cẩn thận dễ bị tình trạng phỏng lạnh làm thay đổi màu sắc của thực phẩm. Nguyên nhân là do chúng bị mất độ ẩm trên bề mặt. Phỏng lạnh thường không gây hại nhưng làm thực phẩm kém chất lượng và trở nên cứng hơn.
Đông lạnh để bảo quản thức ăn chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định nhằm bảo đảm chất lượng tối đa, quá thời hạn này, thực phẩm kể như “quá date”. Thông thường thời hạn dễ bảo quản trái cây, rau cải, thịt bò là 8 - 12 tháng, gà vịt 6 - 12 tháng, cá từ 3 - 6 tháng.
Những thực phẩm được cắt lát hoặc những thực phẩm có nhiều chất béo sẽ rất nhanh chóng bị giảm chất lượng. Những thực phẩm không nên bảo quản bằng đông lạnh là bắp cải, cần tây, sản phẩm trứng, rau câu...
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Bổ sung kẽm cho người cao tuổi
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, có vai trò lớn với sức khỏe của người cao tuổi. Bổ sung kẽm cho người lớn là điều cần thiết.
Rửa rau bằng nước muối có giúp loại bỏ hoá chất, diệt giun sán?
Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm rau trong nước muối để loại bỏ hoá chất, vi khuẩn, các loại giun sán trong rau.
8 thực phẩm giàu men vi sinh có thể giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày
Ngày nay, ngày càng có nhiều người gặp phải các vấn đề về dạ dày. Để giải quyết chúng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ vi sinh đối với sức khỏe đường ruột.
Nắng nóng, làm sao chọn được thịt lợn an toàn?
Thời tiết nắng nóng thực phẩm dễ ôi thiu hơn trong khi đó nhiều gian thương cố tình bán thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm, "hô biến" các loại thịt chất lượng kém đưa ra bán.
Tác hại của cà pháo ít người biết
Cà pháo là món ăn khoái khẩu được nhiều người yêu thích nhưng những tác hại của nó cũng khiến người mê món này phải giật mình.
Nguyên tắc chế biến, bảo quản thực phẩm ngừa ngộ độc
Chế biến, bảo quản đồ ăn sai cách có thể làm lây lan vi khuẩn gây hại, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
6 loại thực phẩm ăn không hết cũng tuyệt đối không để qua đêm
Một số thực phẩm để qua đêm rất dễ gây ngộ độc đường tiêu hóa, thậm chí gây tổn thương nhất định cho gan và thận, gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh