Làm thế nào để phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ?
Khảo sát quốc gia về Sức khỏe trẻ em của Bệnh viện Nhi đồng C.S. Mott tại Đại học Michigan, Mỹ, đã khảo sát 1.119 phụ huynh có ít nhất một con từ 5 đến 12 tuổi. Câu trả lời cho thấy gần như tất cả các bậc cha mẹ đều sử dụng ít nhất một chiến lược đã được kiểm nghiệm như rửa tay để giữ cho trẻ khỏe mạnh, song hơn một nửa cũng dựa vào những lời khuyên và bổ sung đã lỗi thời.
“Tin tốt là phần lớn các bậc cha mẹ biết và đang thực hành các chiến lược đã được chứng minh để giúp giảm cả sự lây lan của cảm lạnh và nguy cơ con của họ bị cảm lạnh”, BS. Gary L. Freed, đồng chủ nhiệm cuộc khảo sát cho biết. “Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy nhiều cha mẹ có hiểu biết vẫn đang sử dụng các phương pháp không được chứng minh là giúp giữ cho trẻ khỏe mạnh”.
Những hiểu lầm sẽ không ngăn ngừa cảm lạnh
Cuộc thăm dò cho thấy 71% phụ huynh được khảo sát tuân theo những gì mà các nhà nghiên cứu gọi là “lời khuyên dân gian”, chẳng hạn như không cho trẻ ra ngoài khi tóc đang ướt, hoặc khuyến khích trẻ chơi trong nhà nhiều hơn khi trời lạnh.
Nhưng những ý tưởng này xuất phát từ thời trước khi chúng ta biết rằng vi trùng – chứ không phải đầu ướt hay thời tiết lạnh - là nguyên nhân gây cảm lạnh.
“Cảm lạnh hay gặp hơn vào mùa đông, vì vậy mọi người mặc định rằng trời lạnh gây ra cảm lạnh hoặc khiến bạn dễ mắc cảm lạnh”, BS. Elizabeth Meade, người phát ngôn của Hội Nhi khoa MỸ lý giải. “Tuy nhiên, về mặt sinh lý mà nói thì bạn không thể bị cảm lạnh chỉ vì bị lạnh”.
Điều trớ trêu là lý do thực sự khiến cảm lạnh phổ biến hơn vào mùa đông là vì chúng ta ở trong nhà nhiều hơn, khiến có nhiều cơ hội hơn để “nhận được” vi trùng từ người khác trong không gian chật hẹp.
Hơn một nửa số phụ huynh được khảo sát cũng sử dụng các chế phẩm bổ sung, chẳng hạn như vitamin C, kẽm và echinacea - trong một nỗ lực để tăng cường hệ miễn dịch cho con. Tuy nhiên, không sản phẩm nào trong số này được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa cảm lạnh. Chúng được bán rất nhiều trên thị trường, nhưng chúng chưa được chứng minh là có tác dụng phòng ngừa cảm lạnh.
Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng các sản phẩm bổ sung không chịu sự quản lý của FDA trước khi bày bán.
“Bạn không biết chính xác sẽ nhận được lượng hoạt chất là bao nhiêu hoặc liệu có bất kỳ chất nào khác bị pha vào sản phẩm hay không”, BS. William Schaffner, Trung tâm y tế Đại học Vanderbilt ở Columbia nhắc nhở.
Những chiến lược phòng ngừa đã được chứng minh
Bản năng phải làm mọi thứ có thể để giữ cho trẻ khỏe mạnh là rất đúng đắn: Trẻ dưới 6 tuổi bị trung bình 6 – 8 đợt cảm lạnh mỗi năm. Thậm chí những trẻ lớn hơn cũng có xu hướng bị cảm lạnh hàng năm nhiều hơn người lớn, trung bình 2 – 4 lần mỗi năm, theo CDC.
Và cuộc thăm dò mới cho thấy rằng trong khi các chiến lược chưa được chứng minh vẫn còn phổ biến, thì phụ huynh cũng đang làm rất nhiều việc đúng. 99% các bậc cha mẹ tập trung vào những thói quen vệ sinh cá nhân để phòng tránh cảm lạnh, một cách đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng.
Mặc dù không có gì đảm bảo chắc chắn sẽ ngăn ngừa bệnh, có một số chiến lược mà các chuyên gia đồng ý là sẽ tăng cơ hội duy trì sức khỏe trong mùa lạnh:
• Rửa tay thường xuyên. Đứng đầu trong số những việc mà bạn có thể làm để ngăn chặn sự lây lan của vi trùng là rửa tay thường xuyên và làm điều đó đúng cách. Dạy cho trẻ biết rằng kỹ thuật rửa tay đúng cách có nghĩa là sử dụng xà phòng và nước, và cọ rửa trong 20 giây (thời gian cần thiết để hát hai lần bài Chúc mừng sinh nhật). Và không dùng xà phòng kháng khuẩn.
• Vệ sinh đồ chơi và các bề mặt trong nhà. Vi trùng có thể sống trên bề mặt hàng giờ hoặc thậm chí đôi khi là nhiều ngày. Vì vậy, nếu ai đó trong nhà bạn bị ốm, hãy vệ sinh các bề mặt thường xuyên chạm vào (như tay nắm cửa, công tắc đèn, vòi nước) nhiều lần trong ngày.
• Tránh xa những người bị ốm. 85% phụ huynh được khảo sát trong cuộc thăm dò mới cho biết họ cố gắng giữ con tránh xa những người bị ốm và 60% cho biết họ sẽ bỏ qua buổi đi chơi nếu đứa trẻ kia bị ốm. Đó là một chiến lược thông minh để phòng chống cảm lạnh.
• Không dùng chung đồ ăn thức uống. Khi trẻ nhất đồ ăn từ túi hoặc bát chung, đưa tay lên miệng và sau đó lại nhặt đồ ăn, vi trùng sẽ có một con đường dễ dàng để chu du khắp nơi. Hãy chắc chắn rằng mỗi trẻ đều có phần ăn riêng và không uống trong cốc hoặc chai của nhau.
• Giữ tay xa khỏi miệng và mũi. Vi trùng có thể đi vào cơ thể qua niêm mạc. Trẻ càng ít đưa ngón tay vào miệng hoặc mũi, vi trùng càng ít cơ hội xâm nhập.
• Tuân thủ những thói quen lành mạnh. Trong mùa lạnh, việc thực hiện các thói quen lành mạnh là quan trọng hơn bao giờ hết, như ăn uống tốt và ngủ nhiều. Khi trẻ bị quá sức, chúng sẽ dễ bị bệnh hơn.
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em
Sinh non là tình trạng trẻ chào đời trước khi thai kỳ đạt đủ 37 tuần tuổi, và đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, có khoảng 15 triệu trẻ sinh non, và trong số đó, khoảng 1 triệu trẻ tử vong do các biến chứng liên quan đến sinh non. Trẻ sinh non không chỉ đối mặt với những thách thức tức thời về sức khỏe mà còn phải chịu ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển thể chất và tinh thần.
Bộ Y tế yêu cầu triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi
Bộ Y tế cho biết, tử vong trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam (18,9‰) cao gấp 2,4 lần Thái Lan (8‰- nguồn UNICEF), mặt khác, việc thực hiện các can thiệp chuyên môn nhằm giảm tử vong trẻ sơ sinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện có chiều hướng giảm.
Chuyên gia chia sẻ cách chăm sóc cho trẻ khi bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng không phải tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng nhưng các vết loét do nhiệt miệng khiến trẻ cảm thấy đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống. Do vậy, cha mẹ cần có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp.
Chảy máu cam ở trẻ: Khi nào cần lo lắng?
Trong mùa hè, rất nhiều trẻ bị chảy máu cam do khô mũi vì nằm điều hòa liên tục. Tuy nhiên, nhiều người xử lý sai cách, như nhét dị vật vào mũi trẻ, bắt trẻ ngửa cao đầu...
Mùa hè cho trẻ đi bơi cần cảnh giác nguy cơ lây nhiễm bệnh
Thời tiết nóng nhiều gia đình cho trẻ đi bơi lội tại các bể bơi công cộng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025