Lần đầu tiên phát hiện virus Ebola ký sinh trên dơi tại Tây Phi
Kết quả những thí nghiệm ban đầu cho thấy đây là virus có họ hàng với Zaire - một chủng virus Ebola từng hoành hành tại khu vực Tây Phi khiến 30.000 người bị lây bệnh từ năm 2013-2016. Ngoài ra, chính chủng virus Ebola này cũng là thủ phạm khiến hơn 400 người thiệt mạng tại Cộng hòa Dân chủ Congo kể từ tháng 7/2018 và biến nước này thành một ổ bệnh Ebola lớn thứ hai trong lịch sử.
Theo Bộ Y tế Liberia, hiện chưa phát hiện bệnh nhân bị nhiễm virus Ebola chủng Zaire vì kể từ khi đại dịch Ebola chấm dứt tại Liberia năm 2016, quốc gia này chưa ghi nhận thêm ca nhiễm virus nào. Tuy nhiên, đây là phát hiện rất quan trọng giúp các nhà khoa học hiểu rõ thêm về nguồn gốc thực sự và cơ chế lây lan của loại virus nguy hiểm này.
Trước đó, hồi đầu tháng 1/2019, các nhà khoa học Trung Quốc và Singapore phát hiện ra Mengla - một chủng virus có liên quan chặt chẽ với virus Ebola trong một loài dơi chuyên ăn hoa quả ở huyện Mãnh Lạp, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học này cho biết virus Mengla lây nhiễm trực tiếp từ khỉ, vượn, chuột đồng, chó sang người và có thể gây chảy máu cấp làm suy lục phủ ngũ tạng dẫn đến tử vong.
Lâu nay giới khoa học quốc tế cho rằng loài dơi ăn quả họ Pteropodidae sống ở khu vực Trung Phi là vật chủ duy nhất của virus Ebola. Loại virus này xâm nhập vào người qua tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của động vật bị nhiễm như tinh tinh, khỉ đột, dơi ăn quả, khỉ, linh dương và nhím rừng. Tiếp đó, Ebola truyền từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp (qua da hoặc niêm mạc bị trầy xước) với máu và các dịch cơ thể khác của người bị nhiễm, và thậm chí với các bề mặt và các vật liệu (ví dụ như ra giường, quần áo) bị dính các chất dịch này.
Kể từ khi được phát hiện vào năm 1976, dịch Ebola gây hậu quả lớn nhất vào năm 2014 khi bùng phát Tây Phi, cướp đi sinh mạng của hơn 11.300 người và lây nhiễm khoảng 28.600 người khi dịch bệnh quét qua Liberia, Guinea và Sierra Leone.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 28/1, vùng Kigoma nằm ở phía Tây Tanzania giáp biên giới với Cộng hòa Dân chủ Congo tuyên bố họ đã tăng cường các hệ thống giám sát và cảnh báo chống virus Ebola sau cảnh báo gần đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Ông Paul Chaote, quan chức y tế khu vực Kigoma khẳng định "chúng tôi đang cảnh giác cao độ 24/24 giờ và trên cả 7 ngày/tuần." Và 14 trung tâm điều trị/lưu giữ bệnh nhân Ebola tạm thời đã được thành lập tại khu vực Kigoma.
Theo ông Chaote, quá trình sàng lọc và phát hiện virus Ebola đang được tiến hành tại năm điểm nhập cảnh ở các khu vực sân bay Kigoma, cảng Kigoma và ranh giới giữa Manyovu và Mabamba. Ông còn nói thêm rằng Phòng thí nghiệm ở Kigoma có 391 nhân viên y tế đã được đào tạo về quản lý dịch bệnh Ebola, thu thập mẫu và vận chuyển mẫu xét nghiệm.
Trước đó, WHO kêu gọi các nước khẩn trương tăng cường hệ thống giám sát và cảnh báo sớm virus Ebola để có thể phản ứng nhanh chóng và hiệu quả. Theo WHO, tính đến ngày 15/1, tổng cộng 663 trường hợp đã mắc bệnh Ebola ở Cộng hòa Dân chủ Congo, trong đó có 407 trường hợp tử vong./.
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.