Liberia: Mục sở thị một ngày hoạt động trong khu điều trị Ebola
7giờ 20 phút sáng
Ngay sau khi tới, khoảng 6 - 7 bác sĩ và y tá tập trung gần chiếc bảng trắng để nhận bàn giao từ ca trực đêm. Có 22 bệnh nhân, và đêm qua không có trường hợp nào tử vong.
Trung tâm điều trị này gồm 3 khu, gồm một khu dành cho bệnh nhân nghi nhiễm và một khu khác cho bệnh nhân đã biết chắc chắn là bị bệnh. Được thiết kế để tiếp nhận tới 70 bệnh nhân, nhưng khu điều trị này vẫn đang được nâng cấp sau khi mở cửa vài tuần trước và chỉ có 2 xe cứu thương để vận chuyển bệnh nhân.
Một bé trai 8 tuổi yếu đến mức không thể nâng được chiếc chai nhỏ đựng dung dịch bù nước lên miệng đêm qua. Bridget Anne Mulrooney, một y tá Mỹ, cho biết cô đã cho cậu bé chiếc chai nhỏ hơn và tấm chăn để giữ ấm. Một phụ nữ đã mất cả chồng và con do bệnh Ebola và bản thân đang bị nghi nhiễm bệnh đã nhất quyết không chịu ăn và uống thuốc. Một cụ ông 70 tuổi, vốn thích nói nhiều, đã hôn mê, tấm chăn dính đầy máu. Ông vào viện 4 ngày trước đó, nhưng vẫn chưa có kết quả xét nghiệm Ebola. “Tôi nghĩ ông ấy dương tính,” BS. Colin Bucks, người Mỹ, nói. “Tôi nghĩ ông ấy đang hấp hối”.
8 bệnh nhân cần truyền dịch. Một bệnh nhân tỏ ra vui vẻ. Một bệnh nhân khác đang chơi bài.

8 giờ 10 phút sáng
Sean Casey, người phụ trách khu điều trị, họp với các trưởng khoa về việc vận chuyển bệnh nhân. Trưởng đội vận chuyển cấp cứu cho biết có 5 bệnh nhân nghi Ebola đang chờ được đưa tới đây. Nhưng khu dành cho bệnh nhân nghi nhiễm đang chật kín và cần được giải tỏa. Cần có kết quả xét nghiệm để bệnh nhân không bị Ebola có thể ra viện và những trường hợp chắc chắn mắc bệnh được chuyển sang khu khác. Trung tâm cũng có một số bệnh nhân bị các bệnh khác. Họ cần được chuyển sang bệnh viện địa phương, nhưng việc điều trị ở đấy rất hạn chế kể từ khi nó được mở cửa lại sau khi 8 y tá bị chết vì Ebola.
8 giờ 40 phút sáng
Một phụ nữ Liberia múc cháo ra khỏi chiếc xô màu xanh - bữa sáng cho cả bệnh nhân và thầy thuốc. Thức ăn được nấu ở một nơi khác – một trường học đã bị đóng cửa do dịch bệnh và hiện là nhà của nhiều nhân viên. Cách vài bước chân nơi người phụ nữ đang đổ từng muôi cháo vào những chiếc đĩa nhựa là phòng thay quần áo dành cho nhân viên sau khi ra khỏi khu vực khử trùng, quầy thuốc và chiếc tủ lạnh có gắn biển “Máu xét nghiệm Ebola. Không để thực phẩm”.
8giờ 45 phút sáng
Các nhân viên y tế, gồm một bác sĩ Mỹ, một y tá Tây Ban Nha và một y tá Kenya, cùng với một y sĩ Liberia, các y tá và nhân viên khác bắt đầu mặc đồ bảo hộ để vào khu điều trị. Găng, quần áo bảo hộ, khẩu trang, mũ trùm, tạp dề, kính, tất cả đều được soi kỹ trước gương để đảm bảo không có phần da nào bị hở ra. Tất cả quy trình mất khoảng 20 phút.
Bác sĩ Steven Hatch đi vào khu dành cho bệnh nhân nghi nhiễm và hỏi mọi người xem họ có bị đói không. “Chị thấy thế nào?” ông nói với một bệnh nhân. Một phụ nữ mặc chiếc áo phông đang vất vả lê bước, tay cầm theo chiếc ghế nhựa. Chiếc ghế có vẻ quá nặng với đôi tay yếu ớt. Các nhân viên bên ngoài khu bệnh đang thả các chai nước và túi nhựa đựng rác qua chiếc cửa từ phòng thay quần áo, không được đụng vào. Các nhân viên vệ sinh đã đi trước nhóm y tế và phun nền nhà bằng dung dịch chlorine, cũng như thu nhặt rác vào những cái xô giống như chiếc mà người phụ nữ ban nãy vừa chia cháo.
Các nhân viên đứng ngoài đang tranh cãi xem liệu có nên kê cho bệnh nhân ở khu nghi nhiễm này những chiếc bàn gỗ để chơi bài hay không. BS Casey không đồng ý với việc này vì sợ sẽ làm những người không nhiễm lây bệnh; chỉ những bệnh nhân đã chắc chắn bị Ebola mới được chơi bài với nhau. Friederike Feuchte, bác sĩ tâm lý người Đức, hiểu điều này nhưng vẫn thất vọng. “Họ cảm thấy rất chán nản,” cô nói về những bệnh nhân đang đợi kết quả xét nghiệm
Một trong số họ, Kolast Davies, 45 tuổi, cũng đồng ý như vậy. “Việc ở lại đây là cự kỳ căng thẳng và buồn chán, nhất là khi bạn không biết số phận mình rồi sẽ ra sao”. Ông bị giám đốc nhà máy sản xuất thép, nơi ông làm việc, đưa đến đây sau khi trở về từ kỳ nghỉ ở Monrovia. Giờ đã là ngày thứ 3 nhưng kết quả xét nghiệm vẫn chưa có. Trông ông vẫn khỏe mạnh và các bác sĩ muốn đảm bảo ông không bị lây Ebola từ những bệnh nhân khác. “Họ dặn tôi phải thật để ý đến những người khác. Đừng đụng vào đâu”. Giường của ông, giống như mọi người khác trong khu này, được ngăn với nhau bởi một tấm ván ép, và ông vẫn dùng chung nhà vệ sinh với những bệnh nhân khác.
Một đêm, ông kể, có ai đó chết ngay ở khu này. “Thật là kinh hoàng,” Davies nghẹn ngào nói. “Tôi nghĩ thế giới cần đến đây.”
10 giờ sáng
Hai người đang ông trong bộ đồ bảo hộ màu vàng và đi găng cao su dày rời khu điều trị, khiêng theo một túi đựng xác chết để trên cáng. Khi họ đi khuất sau khu rừng nhiệt đới đầy tiếng chim, một người đàn ông khác theo sau, phun thuốc lên con đường đầy bụi cho đến khi những chiếc lá màu nâu loang loáng nước thuốc khử trùng. Họ đang chôn xác một người đàn ông 38 tuổi. Trong những ngày cuối, bệnh nhân này đã rời khỏi giường, đi lại lung tung và ngã quị bên một phụ nữ 50 tuổi cũng đã chết. Một y tá tìm thấy họ nằm cạnh nhau vào sáng hôm sau.
Giờ đây, chiếc túi đựng xác được đội mai táng bỏ xuống một chiếc hố nông mới đào, bên cạnh nấm mồ của người phụ nữ được đánh dấu bằng một tấm bia gỗ đơn giản. Đây là xác chết thứ 7 được chôn khu điều trị mới này. Có 10 hố khác đã được đào sẵn, và 4 người đàn ông đứng đó nhìn. Không cầu nguyện và không tiếng khóc đã trở thành một nghi lễ mai táng mới. Khi họ quay về, nhóm phun thuốc tiếp tục phun toàn bộ con đường.
10 giờ 50 phút sáng
Các bác sĩ đi nhận loạt kết quả xét nghiệm đầu tiên từ một phòng xét nghiệm lưu động mà Hải quân Mỹ vừa lắp đặt hôm trước tại trường học địa phương. Đây có vẻ như một phép màu: Kết quả xét nghiệm giờ đây sẽ có sau vài giờ thay vì phải mất 4-5 ngày như trước, khi mẫu phải gửi bằng ô tô tới Monrovia và đôi khi bị thất lạc. Davies có kết quả xét nghiệm âm tính và có thể ra viện.
Một bệnh nhân khác, Lorpu Kollie, 28 tuổi, đã rất vui mừng sau khi được báo là tên cô không có trong danh sách những người bị nhiễm. Cô liền gọi điện cho bố mẹ báo rằng mình sắp về nhà. Nhưng niềm vui của cô không được lâu. Một nhân viên đã nhầm cô với người khác; thật ra mẫu máu của cô, được lấy từ gần một tuần trước, có kết quả dương tính với Ebola.
Khi thấy kết quả mới, Kollie nổi khùng và không chịu chuyển sang khu bệnh nhân Ebola. Bác sĩ tâm lý Feuchte tới gặp cô gái. “Tôi đã bảo với mọi người là tôi sắp về,” Kollie vừa nói vừa khóc. BS Feuchte bảo có thể cô chỉ cần ở lại lúc này thôi và họ sẽ xét nghiệm lại cho cô. Một bệnh nhân cũng cố an ủi Kollie, nhắc rằng có thể cô không sao cả. Đừng lo, bà nói, “chỉ thêm vài ngày thôi”.
Ngay cả với phòng xét nghiệm mới, thì một việc đơn giản như xét nghiệm máu vẫn là thách thức không nhỏ. Quá trình tiệt trùng tích cực đôi khi làm mờ hoặc xóa mất số định danh bệnh nhân trên ống nghiệm và trên giấy, khiến cho rất khó hoặc không thể đọc được. Mỗi lần lấy máu là một lần nguy hiểm cho nhân viên y tế, nhất là vì rất khó điều khiển bơm tiêm khi phải đi tới 3 chiếc găng tay. “Với chúng ta sẽ là không thể tha thứ được nếu phải lấy máu lại và bị kim đâm vào tay,” BS. Bucks nói trong buổi giao ban lúc sáng. Trong vòng vài giờ, ông và những người khác đã cải tiến một hệ thống tốt hơn để định danh các ống nghiệm và bàn về việc đặt hàng một hệ thống lấy máu khác an toàn hơn.
Giữa trưa
Bữa trưa được phục vụ trong cái nóng ngột ngạt. Những chiếc xô màu xanh đựng cháo buổi sáng giờ đựng đầy cơm. Những người phục vụ dọn thức ăn lên những chiếc đĩa nhựa trong phòng nghỉ của nhân viên, đợi các bác sĩ và y tá đang đói lả khi tìm được một chút thời gian rảnh.
1 giờ chiều
Một nhân viên trở về từ khu chợ địa phương với những túi quần áo cũ, những vật dụng để thay cho quần áo của bệnh nhân phải vứt bỏ do bị lấm bẩn hoặc nhiễm trùng. Quần áo sẽ được chuyển tới khu giặt để giặt sạch.

Các nhân viên trong phòng giặt tẩy trùng và giặt bàn chải, kính, găng cao su, mũ trùm và ủng trong những thùng thuốc tẩy pha loãng, và sau đó cho chúng vào máy giặt. Những vật dụng này được lấy ra ngoài để phơi khô. Mũ được treo thành một hàng và ủng được lộn trái. Một số bệnh nhân tranh thủ giặt tay quần áo của mình, nhưng tất cả đồ vài và quần áo của bệnh nhân sẽ bị đốt khi họ ra viện hoặc tử vong.
4 giờ 30 phút chiều
Các y tá mặc kín từ đầu đến chân đi phát thuốc buổi chiều, cắm dịch truyền và lấy máu của những bệnh nhân mới và 3 người phải xét nghiệm lại. Và đã có những kết quả mới. Cô gái Kollie âm tính, có nghĩa là cô đã khỏi bệnh hoặc mẫu đầu tiên của cô bị nhầm với người khác. “Cảm ơn. Cảm ơn!” Kollie vui sướng khi biết tin mới. Cô nhảy nhót và chắp tay lại để cảm ơn người thấy thuốc đang bị chắn với cô bởi một đống quần áo bằng nhựa. “Con sắp về,” cô nói với bố mẹ qua điện thoại.
Dưới sự hướng dẫn của một y tá, cô được đi tắm gội trong 10 phút. Tất cả các vật dụng cá nhân của cô, gồm một ít tiền, chiếc túi nhỏ và điện thoại, được cho vào một xô nước chlorine để khử trùng. (Kollie bảo cô bất cần biết chiếc điện thoại có sống được không.) Ai đó đưa cho cô chiếc túi đựng một bộ quần áo sạch và 10 đô la để đi đường.
Trời vừa đổ mưa. Trên đỉnh đồi, Kollie nhìn thấy cầu vồng.
7 giờ 10 phút tối
Nhóm ban ngày bàn giao bệnh nhân cho kíp trực đêm. Một số bệnh nhân có vẻ tốt lên, một số xét nghiệm hóa ra là âm tính và sẽ được về nhà vào ngày hôm sau.
Nhưng, y tá báo cáo, một người đan ông đã nôn trong khu bệnh. Những người khác tìm thấy con dao trong vỏ dưới gối ông này, và ông giải thích rằng mình thà chết bằng dao còn hơn là vì Ebola. Hai ngày sau, ông ta đã bị bệnh đã giết chết.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Bệnh cúm mùa
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để chủ động phòng tránh bệnh cúm hãy cùng Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về bệnh.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
Tập huấn giám sát phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống côn trùng truyền bệnh năm 2025
Trong 02 ngày 20 – 21/3/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Uông Bí tổ chức lớp tập huấn giám sát phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống côn trùng truyền bệnh năm 2025 tại đơn vị và các Trạm Y tế trực thuộc.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025 tại thành phố Cẩm Phả
Thực hiện Kế hoạch số 327/KH-TTKSBT ngày 26/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh về Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025. Ngày 4/3, tại thành phố Cẩm Phả, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
- Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
- Bệnh cúm mùa
- Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh