Lo ngại sốt xuất huyết bùng phát
![](http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/sonhm/2014_07_17/pv-sot-xuat-huyet.jpg)
- PV: Bệnh SXH ở nước ta hiện diễn biến thế nào, có đáng lo ngại hay không?
- PGS.TS Trần Như Dương: Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 12.000 trường hợp mắc SXH tại 42 tỉnh/ thành phố, giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên hiện nay, bệnh SXH vẫn lưu hành ở mức cao tại nhiều quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương, đặc biệt một số quốc gia gần nước ta đang có số mắc tăng rất cao, chẳng hạn như Malaysia tăng 258%... Mặt khác, hiện mới bắt đầu bước vào mùa mưa ở khu vực phía Bắc, nguy cơ dịch bùng phát trong những tháng tới là không nhỏ, vì thế chúng ta không được lơ là, chủ quan.
- Ông có thể nói rõ hơn về diễn biến của dịch SXH có thể xảy ra trong thời gian tới?
- Bệnh SXH Dengue thường xuất hiện và gây thành dịch vào mùa mưa, nhiệt độ trung bình trong tháng cao. Ở miền Nam và miền Trung bệnh xuất hiện quanh năm, miền Bắc và Tây Nguyên bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11. Tuy nhiên, bệnh SXH Dengue phát triển mạnh nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10. Chu kỳ của dịch SXH Dengue khoảng 3-5 năm một lần, nghĩa là thông thường cứ sau một số chu kỳ dịch nhỏ và vừa, khoảng 3-5 năm lại có một chu kỳ dịch lớn xảy ra.
- Vậy những khu vực nào có nguy cơ bùng phát dịch lớn nhất, thưa ông?
- Có nhiều loài muỗi có khả năng truyền bệnh SXH Dengue, phổ biến nhất là 2 loài Aedes aegypti và Aedes albopictus. Những khu vực đông dân cư có tập quán chứa nước sạch, nơi công trường xây dựng, khu vực đang đô thị hóa, nơi có nhiều đồ vật phế thải chứa nước mưa là những nơi rất thuận lợi cho các loài muỗi sinh sôi, phát triển và gây dịch bệnh.
![](http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/sonhm/2014_07_17/phun-thuoc.jpg)
Vệ sinh môi trường, phun thuốc diệt muỗi định kỳ là cách phòng dịch sốt xuất huyết hiệu quả
- Một người đã từng mắc SXH có thể mắc lại hay không, thưa ông?
- Bệnh SXH Dengue là bệnh nhiễm virus Dengue cấp tính gây ra. Bệnh nặng có thể gây tử vong, nhất là với trẻ em. Do ở nước ta lưu hành cả 4 típ gây bệnh SXH Dengue, trong khi miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng típ, nên người ta có thể mắc bệnh SXH Dengue lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những típ khác nhau, tuy nhiên rất hiếm khi mắc bệnh lại lần thứ 4.
- Làm thế nào để phòng bệnh SXH hiệu quả?
- Hiện nay bệnh SXH Dengue chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu nên biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là diệt muỗi, bọ gậy/loăng quăng và phòng chống muỗi đốt. Nếu không có bọ gậy/loăng quăng, không có muỗi truyền bệnh thì không có bệnh SXH. Người dân phải chú ý thường xuyên giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, chủ động thực hiện các biện pháp diệt muỗi, diệt bọ gậy/loăng quăng tại hộ gia đình và phòng chống muỗi đốt bằng cách nằm màn. Khi có các biểu hiện nghi ngờ bị mắc SXH Dengue cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được hướng dẫn và điều trị kịp thời.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Hiến tạng cứu người - Gửi lại đời sự sống
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.