17/7/2012 | 8:59:45 PM

Loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

1. Loãng xương là gì ?


  • Loãng xương còn gọi là thưa xương, xốp xương là tình trạng giảm khối lượng xương, thường đi kèm với gãy xương, đặc biệt là lún các đốt sống
  • Loãng xương là bệnh lý của toàn hệ thống xương làm suy yếu sức mạnh của toàn khung xương, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của số đông người có tuổi, đặc biệt là phụ nữ
  • Hiện nay, loãng xương đang được coi là một “bệnh dịch âm thầm” lan rộng khắp thế giới, ngày càng có xu hướng gia tăng và trở thành gánh nặng cho y tế cộng đồng.
loãng xương

2. Nguyên nhân gây loãng xương.

  • Những người bị bệnh nội tiết, bệnh thận nặng thải mất quá nhiều canxi thường mắc chứng loãng xương.
  • Những người hấp thụ canxi kém và biến dưỡng trong xương cũng bị kém đi cũng dễ bị loãng xương, đặc biệt ở những người cao tuổi.
  • Phụ nữ sau mãn kinh thiếu hụt nội tiết tố estrogen, nên chức năng điều hòa hấp thụ canxi vào xương bị suy giảm
  • Ngoài ra, người ta còn thấy có một số yếu tố tăng nguy cơ bị loãng xương là: yếu tố di truyền,  không hay ít hoạt động thân thể, người tạng gầy, người không sinh đẻ, người tắt kinh sớm, người châu Á, người da trắng.

3. Triệu chứng loãng xương.

  • Quá trình loãng xương diễn ra từ từ nên không gây triệu chứng gì. Chỉ tới khi loãng xương nặng, xương bị gãy hoặc bị xẹp mới có biểu hiện.
  • Ba triệu chứng loãng xương hay gặp là đau cột sống, biến dạng cột sống và gẫy xương.
  • Đau cột sống lưng hay cột sống thắt lưng cấp tính thường xảy ra sau khi gắng sức nhẹ, ngã hay một động tác sai, nhiều khi có tiếng kêu rắc kèm theo đau khi vận động.
  • Biến dạng cột sống thường thấy lưng còng, sụp cột sống, vẹo cột sống. Chiều cao giảm dần theo tuổi khoảng với mức giảm trên 12cm hoặc khi sờ thấy xương sườn cuối cùng chạm vào mào chậu thì sự giảm chiều cao dừng lại.
  • Trường hợp bị xẹp đốt sống bệnh nhân thấy đau lưng, đau âm ỉ, hay có khi đau nhói khi đứng lên hoặc vận động. Nếu nhiều đốt xương sống bị gãy hay bị xẹp, thì thấy người thấp hơn trước, đi còng lưng và đau lưng.

4. Điều trị loãng xương.

  •  Tăng cường vận động để giảm loãng xương, vì ít hay không hoạt động sẽ làm cho bệnh loãng xương càng nặng, bệnh nhân có thể vận động trong bể nước nóng khi có điều kiện.
  • Ngoài cơn đau bệnh nhân nên vận động nhẹ cột sống, thở nhẹ và sâu dần, tránh vận động mạnh có thể bị gãy xương
  • Thực hiện chế độ ăn đủ chất và đủ canxi, trong khẩu phần ăn cần có khoảng 100g thịt hay cá mỗi ngày. Nếu có điều kiện nên uống 1/4 lít sữa tươi/ngày, uống estrogen để phòng loãng xương.
  • Dùng thuốc để điều trị loãng xương : alendronate, calcium, đa sinh tố với D2 hoặc D3, estrogen 50mg ngày, biphosphonat, các chất steroid đồng chuyển hóa, phải dùng thuốc kiên trì và theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814