Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Đoàn công tác của Chi cục ATVSTP kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn thực phẩm
Để có những ngày Tết vui tươi, an toàn, tiết kiệm và bảo đảm an toàn thực phẩm thì bên cạnh sự nỗ lực của các ngành chức năng trong việc tăng cường công tác truyền thông, đẩy mạnh kiểm tra, ngăn chặn và tiêu huỷ các thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ thì người tiêu dùng cũng cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong việc lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm.
1. Có kế hoạch mua sắm và sử dụng thực phẩm phù hợp, không nên mua tích trữ quá nhiều thực phẩm
2. Lựa chọn thực phẩm
- Đối với thực phẩm bao gói sẵn như bánh, mứt kẹo... người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn thực phẩm được sản xuất tại địa phương, các món ăn truyền thống được sản xuất từ các cơ sở lâu năm, có uy tín. Bao bì còn nguyên vẹn, không bị biến dạng và có tem nhãn về thông tin sản phẩm rõ ràng, còn trong hạn sử dụng.
- Đối với các loại rau, củ, quả thì chọn sản phẩm theo mùa, theo phương châm “mùa nào thức ấy”. Nên mua ít sản phẩm rau, củ vì các chợ, các cửa hàng chỉ nghỉ ngày mùng 1 Tết, còn từ ngày mùng 2 đã có rau, củ tươi được bán.
- Đối với nhóm thịt và sản phẩm từ thịt: Nhu cầu thịt lợn tăng cao trong dịp sát Tết nên nhiều tiểu thương đã lợi dụng việc nay mà bày bán các sản phẩm thịt đông lạnh, thịt không rõ nguồn gốc. Nhất là các loại thịt được sử dụng để làm món giò nạc, giò xào như: tai lợn, mỡ gáy, thịt mông. Thịt lợn ngon có màu sắc đỏ tươi, bề mặt có độ đàn hồi và không có mùi lạ. - Đối với rượu và các đồ uống có cồn khác: Không mua và không uống rượu khi không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc xuất xứ.
2. Bảo quản thực phẩm
- Thực phẩm sau khi mua về nên sơ chế, nhặt, rửa, để ráo nước và bọc kỹ, sau đó chia nhóm để bảo quản. Lưu ý phải để riêng thực phẩm sống với thức ăn chín để tránh ô nhiễm chéo. Thực phẩm đông lạnh, sau khi rã đông cần chế biến luôn, không cấp đông lại.
- Một lưu ý nữa liên quan đến việc sử dụng nhiệt độ để bảo quản, do có lượng thực phẩm lớn được lưu trữ trong tủ lạnh những ngày Tết, vì vậy người tiêu dùng nên hạ thấp nhiệt độ của ngăn mát để việc bảo quản được hiệu quả hơn.
3. Chế biến và tiêu dùng thực phẩm
- Việc đầu tiên để bảo đảm an toàn thực phẩm đối với mỗi gia đình là thực hành vệ sinh trong quá trình chế biến thực phẩm. Sử dụng dao, thớt riêng trong việc chia cắt thực phẩm sống và thức ăn chín. Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn ngay sau khi nấu và đun kỹ lại thức ăn từ bữa trước. Riêng đối với các món chế biến từ măng thì người tiêu dùng nên mở vung khi chế biến để độc tố trong măng bay hơi đi.
- Tuyệt đối không ăn thức ăn đã bị mốc, có mùi chua, vị lạ, thực phẩm bị thay đổi kết cấu ban đầu vì đây là dấu hiệu của thực phẩm hỏng, ôi thiu.
- Trong tiêu dùng thực phẩm ngày Tết để phòng ngừa ngộ độc và các biểu hiện của rối loạn tiêu hoá, người tiêu dùng nên cân bằng các nhóm dưỡng chất chính như: tinh bột, đạm, chất béo và Vitamin. Trong đó nên tăng cường sử dụng rau xanh, trái cây ít ngọt, trái cây có múi, hạn chế các sản phẩm bánh, mứt, kẹo và thức ăn nhiều dầu mỡ. Đối với đồ uống nên hạn chế sử dụng đồ uống có ga, có đường vì nguy cơ tăng cân, béo phì và đặc biệt cần hạn chế sử dụng rượu, bia, vừa bảo đảm sức khoẻ, an toàn lại không lãng phí.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Bệnh cúm mùa
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để chủ động phòng tránh bệnh cúm hãy cùng Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về bệnh.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
Tập huấn giám sát phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống côn trùng truyền bệnh năm 2025
Trong 02 ngày 20 – 21/3/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Uông Bí tổ chức lớp tập huấn giám sát phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống côn trùng truyền bệnh năm 2025 tại đơn vị và các Trạm Y tế trực thuộc.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
- Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới