Lưu ý sức khỏe cho trẻ dịp Tết đến
Tiêu chảy cấp
Trong những dịp Tết đến, trẻ nhỏ thường ít bị quản lý hơn khi ăn bánh kẹo, đồ ngọt như các loại ô mai, mứt, nước ngọt… Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E.coli, Shigella…phát triển và gây nên bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ. Tiêu chảy cấp nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thường dẫn đến biến chứng nguy hiểm, mất nước. Cơ thể mất nước khiến trẻ mệt lả, chân tay lạnh, mắt trũng, thóp lõm, tiểu ít, da khô... Để lâu có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu như đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày và kèm nôn, sốt cao, các bậc phụ huynh cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp ở trẻ trong những ngày Tết. Các bậc phụ huynh cần lưu ý giúp các bé có chế độ ăn uống phù hợp
Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là một trong những bệnh khá phổ biến trong dịp lễ, Tết. Tết đến, các gia đình thường có xu hướng mua tích nhiều loại thực phẩm trong nhà cho những cuộc sum họp, hoặc cho những ngày Tết. Thực phẩm có thể không được bảo quản tốt dẫn đến bị nhiễm khuẩn, chứa nhiều độc tố. Quá trình nấu, chế biến không đảm bảo là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Trẻ bị ăn phải thức ăn bị nhiễm độc tố, nhiễm khuẩn sau 1-6 giờ sẽ bị đau bụng từng cơn, nôn nhiều lần. Trường hợp bị ngộ độc nặng có thể có tiêu chảy khiến trẻ nhanh chóng đi vào tình trạng mệt lả do cơ thể mất nước. Với những trường hợp này, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu.
Các bệnh lý đường hô hấp
Cơ thể trẻ nhỏ vốn nhạy cảm thêm vào đó là sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ nhiễm bệnh. Cảm, cúm là một trong những bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh hay gặp nhất vào mùa đông, lây truyền nhanh trong dịp Tết vì mật độ người đông, nhất là những nơi vui chơi công cộng. Tác nhân gây bệnh cảm, cúm là các siêu vi trùng cúm với rất nhiều chủng loại khác nhau.
Cảm cúm là bệnh trẻ dễ mắc trong dịp lễ, Tết
Dị ứng
Dịp Tết, trẻ thường được bố mẹ cho ăn rất nhiều món ăn khác nhau. Những trẻ có cơ địa dị ứng thức ăn lạ có thể xuất hiện các triệu chứng nổi mề đay, đau bụng, khò khè, khó thở, lên cơn hen cấp... Trường hợp nặng có thể gây sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng.
Đặc biệt, trong ngày Tết, các bậc phụ huynh còn có xu hướng cho trẻ đeo đồ trang sức, dùng mỹ phẩm mà không biết đây cũng là một trong những nguyên nhân gây dị ứng da cho trẻ, gây viêm da vùng bôi mỹ phẩm hoặc nơi đeo đồ trang sức như ở cổ, tai, tay...
Táo bón
Ngày Tết, trẻ thường ăn ít rau, nhiều thịt và các món giàu đạm thêm vào đó là việc ăn uống không đúng bữa, ăn nhiều đồ lạ dẫn đến bệnh táo bón. Táo bón thường xuất hiện ở trẻ từ 1-3 tuổi.
Khi phát hiện trẻ bị táo bón, các bậc phụ huynh nên điều chỉnh lại ngay chế độ ăn của con em mình. Cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung rau trong bữa ăn của bé, cho trẻ ăn thêm men vi sinh trong những ngày Tết để hỗ trợ hệ tiêu hóa hấp thụ tốt hơn.
Hóc dị vật
Đây là một trong những tai nạn trẻ dễ gặp trong ngày Tết. Tết hầu như nhà nào cũng có hạt dưa, hạt bí, lạc, các loại kẹo cứng, thạch… để mời khách. Những đồ ăn này rất dễ gây tai nạn cho trẻ nhỏ. Không ít trẻ nhỏ đang chơi rất vui vẻ nhưng đột ngột bị ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái do hóc những đồ ăn kể trể. Hóc dị vật đường thở rất nguy hiểm, nhẹ thi ho sặc tím tái, viêm phổi, nặng sẽ tử vong do ngưng thở… Do đó, các bậc phụ huynh cần hết sức cảnh giác, đề phòng con ăn, hóc các dị vật. Trường hợp trẻ bị hóc dị vật cần bình tĩnh khắc phục và đưa trẻ đến các cơ sở y tế để lấy dị vật.
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em
Sinh non là tình trạng trẻ chào đời trước khi thai kỳ đạt đủ 37 tuần tuổi, và đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, có khoảng 15 triệu trẻ sinh non, và trong số đó, khoảng 1 triệu trẻ tử vong do các biến chứng liên quan đến sinh non. Trẻ sinh non không chỉ đối mặt với những thách thức tức thời về sức khỏe mà còn phải chịu ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển thể chất và tinh thần.
Bộ Y tế yêu cầu triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi
Bộ Y tế cho biết, tử vong trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam (18,9‰) cao gấp 2,4 lần Thái Lan (8‰- nguồn UNICEF), mặt khác, việc thực hiện các can thiệp chuyên môn nhằm giảm tử vong trẻ sơ sinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện có chiều hướng giảm.
Chuyên gia chia sẻ cách chăm sóc cho trẻ khi bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng không phải tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng nhưng các vết loét do nhiệt miệng khiến trẻ cảm thấy đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống. Do vậy, cha mẹ cần có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp.
Chảy máu cam ở trẻ: Khi nào cần lo lắng?
Trong mùa hè, rất nhiều trẻ bị chảy máu cam do khô mũi vì nằm điều hòa liên tục. Tuy nhiên, nhiều người xử lý sai cách, như nhét dị vật vào mũi trẻ, bắt trẻ ngửa cao đầu...
Mùa hè cho trẻ đi bơi cần cảnh giác nguy cơ lây nhiễm bệnh
Thời tiết nóng nhiều gia đình cho trẻ đi bơi lội tại các bể bơi công cộng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập