Ma-giê – Hoạt chất tối cần thiết cho trái tim
Bên cạnh đó, Mg là khoáng tố không thể thiếu cho vận động của bắp thịt. Tuy nhiên, nếu chỉ có thế thì uổng cho công năng đa dạng của khoáng tố này. Mg là hoạt chất tối cần thiết cho trái tim trong cả hai ý nghĩa phòng bệnh và trị bệnh.
Ảnh minh họa – Internet
Một thầy thuốc ở Đức, bác sĩ Dolf Kunzel, nổi tiếng không nhờ mát tay chữa bệnh mà do quyển sách mang tên Cuộc sống mới sau lần nhồi máu cơ tim kể về kinh nghiệm bản thân. Qua đó, tác giả hồi phục nhanh và trở về đời sống bình thường nhờ biết cách dùng Mg. Kunzel đã không quá lời khi ca tụng Mg vì khoáng tố này giúp:
- Tăng cường thu nạp dưỡng khí cho tế bào, nhất là cơ tim.
- Chống co thắt cơ trơn nên giúp giãn mạch và hạ huyết áp.
- Cải thiện tuần hoàn trong mạng lưới vi mạch.
- Giữ máu loãng để tránh thuyên tắc.
Không lạ gì nếu Mg từ lâu đã là nhân tố quan trọng trong phác đồ điều trị phục hồi sau khi thuyên tắc mạch vành cũng như để ngăn ngừa tình trạng tái phát. Bên cạnh đó, Mg là thuốc tốt cho người bị rối loạn nhịp tim. Trong nhiều trường hợp đã được xác minh qua nghiên cứu lâm sàng, áp dụng Mg lâu dài là biện pháp điều hòa nhịp tim với hiệu năng không thua các loại thuốc đặc hiệu, thậm chí nhiều khi còn tốt hơn vì ít phản ứng phụ.
Không dừng lại trong phạm vi điều trị, Mg còn là phương tiện sinh học để phòng ngừa bệnh tim mạch. Thống kê qua nhiều mô hình khảo sát cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa Mg và bệnh lý của hệ tuần hoàn. Điều cần lưu ý là bệnh tim dễ thành hình ở người chưa hẳn thiếu Mg nhưng hàm lượng khoáng tố này trong máu nằm gần trị số cực tiểu của định mức bình thường. Đáng nói hơn nữa là nhiều thầy thuốc khi xét nghiệm chất điện giải trong máu thường chỉ chú trọng các khoáng tố thông thường như Na, Ca, K, Cl mà bỏ lửng Mg hoặc có cho xét nghiệm Mg nhưng không lưu tâm vì kết quả tuy thấp song vẫn còn trong định mức bình thường.
Đây là thiếu sót nghiêm trọng. Theo kết quả một công trình nghiên cứu kéo dài gần 20 năm với hơn 5.000 đối tượng, người có hàm lượng Mg trong máu càng thấp càng dễ bị bệnh mạch vành. Ngược lại, nếu hàm lượng này càng cao, miễn đừng thừa, thì gia chủ hiếm khi có vấn đề với trái tim. Do đó, đối tượng có cuộc sống “không stress không về” nên lưu ý:
- Kiểm soát định kỳ chất điện giải qua xét nghiệm có tên là ion đồ nhưng đừng quên lưu ý thầy thuốc về Mg, nhất là đối tượng dễ thất thoát khoáng tố này, chẳng hạn trong tuổi mãn kinh hay ở người thường dùng thuốc tẩy xổ.
- Dùng thuốc có Mg nhiều ngày nếu lượng khoáng tố này trong máu thuộc 1/3 dưới của trị số bình thường cho đến khi hàm lượng này được cải thiện, tối thiểu với trị số ở khoảng giữa định mức bình thường.
- Bổ sung Mg bằng nước khoáng trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
- Kết hợp thuốc có Mg với sinh tố E vì đây là cặp bài trùng cộng hưởng trong tác dụng trung hòa độc chất của môi trường ô nhiễm, qua đó bảo vệ phòng chống xơ vữa mạch máu.
Muốn bảo vệ con tim, đừng quên Mg. Đừng lạm dụng thuốc. Ngược lại, cũng đừng đợi đến thiếu mới bổ sung.
Bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng gia tăng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sau đại dịch Covid-9, chúng ta sẽ phải đối mặt với đại dịch nguy hiểm là sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm. Do đó, bên cạnh việc phòng các bệnh truyền nhiễm mới nổi, các nước cần tập trung phòng, điều trị bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… Ngoài ra, còn có chấn thương do tai nạn thương tích.
Ngày Tim mạch Thế giới năm 2024: Dùng trái tim để hành động
Bệnh tim mạch là kẻ giết người số một thế giới, gây ra hơn 20,5 triệu ca tử vong mỗi năm. Đây là một nhóm bệnh ảnh hưởng đến tim hoặc mạch máu. Trong số những trường hợp tử vong vì bệnh tim mạch có 85% trường hợp là do bệnh mạch vành và bệnh mạch máu não (ví dụ như đột quỵ) và hầu hết ảnh hưởng đến các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Thói quen ăn sáng tốt nhất cho tim mạch
Bạn chỉ cần thêm 1 quả trứng vào bữa sáng sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
Các dấu hiệu ở tay cảnh báo tim bất ổn
Ngón tay bị quặp, lòng bàn tay đổi màu đỏ lấm tấm hoặc nổi cục là biểu hiện khác thường mà bạn nên để ý.
Cách kiểm soát bệnh tim mạch mùa lạnh
Nhiều nghiên cứu đã kết luận thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ cơn đau tim. Đặc biệt là khi lao động ngoài trời trong mùa đông giá rét càng làm tăng nguy cơ phát triển cơn đau tim cấp tính.
Người có bệnh về tim mạch có thể gặp nhiều biến chứng nếu mắc Covid-19
Covid-19 là một căn bệnh mới với nhiều biểu hiện phức tạp mà các nhà khoa học chưa biết đến.
Hướng dẫn người bị bệnh tim mạch "phòng vệ trái tim" trước COVID-19
COVID-19 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp mà còn gây rối loạn chức năng tim mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân nhiễm COVID-19 bị tổn thương tim mạch nghiêm trọng, thậm chí là tử vong do có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
Những dấu hiệu cảnh báo tim hoạt động không bình thường
Những triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở những người mắc bệnh tim, mà còn là dấu hiệu rất phổ biến cảnh báo căn bệnh này.
Giải pháp phòng và ngăn ngừa biến chứng tim mạch do tăng huyết áp
Theo thống kê, tại Châu Á, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh tăng huyết áp, đây cũng là tác nhân chính dẫn tới các bệnh lý về tim mạch và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025